Cá lóc bông có thịt thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Nghề nuôi cá lóc bông có truyền thống nhiều đời ở Nam Bộ, phổ biến ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Nai. Việc nuôi thâm canh cá lóc bông trong ao, bè cho thu nhập khá cao nhưng trong quá trình nuôi bà con cần chú trọng phòng trị một số bệnh thường gặp trên cá để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Khi nuôi cá lóc bông trước hết phải tìm hiểu tập tính và một số bệnh thường gặp để biết cách chăm sóc cá lóc tốt nhất.
Tập tính và bệnh phổ biến trên cá lóc bông
Như chúng ta biết cá lóc bông là một loài cá dữ. Tuy nhiên thịt của chúng rất thơm và ngon nên được ưa chuộng rất nhiều. Vậy nên việc nuôi cá lóc bông nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn uống cũng nhiều. Trong quá trình nuôi còn gặp một số vấn đề về phòng bệnh và chăm sóc cá lóc bông. Để cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Một số loại bệnh mà khi nuôi cá lóc bông hay gặp thường do các tác nhân do vi khuẩn như: vi rút, kí sinh trùng, vi sinh trùng, giun sán,… Các loại vi sinh trùng này thường trú ngụ trong mang của cá lóc bông. Làm cá bị nhiễm khuẩn, bị chậm ăn lên lâu lớn.
Cách phòng và điều trị bệnh này là ngâm cá trong dung dịch nước muối loãng 3 – 5%. Hoặc là dung dịch thuốc tím để diệt khuẩn, để cho cá lóc bông trở lại với mức phát triển bình thường. Bởi vì cá thường sống trong môi trường nước tù, đọng, bẩn và nhiệt độ cao. Nên phải thường xuyên rắc vôi để khử trùng, tiêu độc các loại vi sinh trùng gây hại. Để cho cá phát triển trong môi trường tốt nhất.
Phòng ngừa bệnh trắng da
Bệnh trắng da này, cá thường bị sau khi thu hoạch. Vì thu hoạch bằng lưới nên cá bị cọ xát, xước da. Không chữa trị kịp thời lâu dài bị nhiễm khuẩn gây viêm da và lan rộng. Cách điều trị bệnh này là cho cá ngâm khoảng 15 – 20 phút trong dung dịch thuốc tím cực loãng. Khi thu hoạch cá phải cẩn thận dùng lưới phù hợp để đánh bắt cá to từ từ. Chứ không được vội vàng mà làm ảnh hưởng tới rất nhiều cá bé ở trong ao. Khiến cá có bệnh về sau cũng rất khó khăn để điều trị và khắc phục.
Phòng bệnh bệnh sán lá đơn chủ
Bệnh sán lá đơn chủ: Bệnh do sán lá 16 móc (Dactylogyrus) và sán lá 18 móc (Gyrodectylus) ký sinh ở da, mang của cá. Tác hại nghiêm trọng nhất đối với cá hương và cá giống. Cá bị ký sinh thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy. Mang bị viêm và tiết nhiều nhớt; tia mang rời ra; cá không hô hấp được và chết.
Để phòng bệnh cho cá, người nuôi không nên thả cá với mật độ quá dày. Khi cá bị bệnh, dùng thuốc tím (KMnO4) 20g/m3 tắm cho cá trước khi thả vào bè nuôi, trong thời gian 15 – 30 phút hoặc dùng muối 2 – 3% tăm trong thời gian 5 – 10 phút. Có thể dùng nước oxy già (H2O2) nồng độ 150 – 200 ppm tắm cho cá giống trong 1 giờ, sục khí mạnh trong khi tắm. Thường xuyên theo dõi chế độ ăn để điều chỉnh cho thích hợp.
Phòng bệnh lở loét vào mùa lũ
Khi đến mùa lũ kênh, rạch, ao, hồ nuôi cá thường tích rất nhiều phù xa, chất nhiễm bẩn, chất hóa học. Gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Đây là nguy cơ tiềm ẩn gây nên mầm bệnh cho cá. Trong mùa lũ này thì bệnh do vi sinh trùng, sán lá,… cũng gặp nhiều. Tuy nhiên hay gặp nhất vẫn là bệnh lở loét hay còn gọi là bệnh ghẻ. Bệnh này gặp ở rất nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Bệnh này thường xuất hiện cuối mùa mưa tháng 10 – 12 và đầu mùa khô tháng 1 – 2 hằng năm. Vậy nên nào thời gian này cần phải chú ý chăm sóc đặc biệt đến cá.
Trên đây là một vài chia sẻ cách phòng bệnh và chăm sóc cá lóc bông một cách tốt nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được. Rất mong có thể giúp ích cá bạn khi nuôi cá lóc bông.