Nghề nuôi cá trên lồng bè ngày càng được nhiều địa phương đầu tư phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là các mô hình nuôi trên hồ chứa. Tình trạng dịch bệnh do vi khuẩn trên cá rô phi nuôi lồng ngày càng phổ biến và là một trong những rào cản quan trọng trong việc phát triển bền vững loại hình nuôi này. Một trong những bệnh thường gặp ở cá rô phi nuôi lồng là bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Đây là một loại bệnh nguy hiểm, dễ dẫn đến cá chết và thiệt hại về kinh tế.
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh xuất huyết trên cá rô phi

Đặc điểm của bệnh là do vi khuẩn Streptococcus là vi khuẩn Gram dương. Trong khi đó đa số các loài vi khuẩn gây bệnh cho cá là vi khuẩn Gram âm. Nó xâm nhập và thường gây bệnh trên cá rô phi từ 150 – 300g/con. Những ao có tỷ lệ cá chết cao là những ao ô nhiễm và giàu chất hữu cơ. Khi nuôi bằng hình thức công nghiệp, cá nuôi ở mật độ cao; môi trường nước nuôi bị ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc. Ở miền Nam bệnh phát triển nhiều vào mùa mưa.
Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá yếu bỏ ăn và bơi lờ đờ trên tầng mặt.
- Cá có hậu môn, gốc vây, mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết.
- Giải phẫu trong xoang bụng chứa nhiều dịch, ruột xuất huyết và chứa các bọt khí.
Biện pháp phòng bệnh
Những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 – 40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa. Vì khi cho cá ăn nhiều, cá thải ra nhiều; nắng nóng tốc độ phân hủy chất dư thừa càng nhanh, nước ao ô nhiễm càng cao và sinh bệnh cho cá. Xử lý môi trường ao nuôi bằng Vicato với liều lượng 1kg cho 2.000m3nước. Lưu ý không dùng vôi. Vì khi dùng vôi pH tăng thì độc tố NH3 trong ao cũng tăng theo gây hại cho cá.

Sau 3 – 5 ngày xử lý nước ao bằng Vicato. Người nuôi nên sử dụng các chế phẩm sinh học như Biobacter, Biopower với liều lượng 1kg cho 8.000 – 10.000m3 nước ao nuôi. Sẽ xử lý nước đục, nước nhờn, váng nhớt, làm sạch nước, ổn định pH, khử mùi hôi thối; phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ. Định kỳ bổ sung Vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 20 – 30mg/1kg cá/ ngày. Dùng tỏi xay nhuyễn với liều lượng 1kg cho 10 kg thức ăn. Và cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày liên tục, một tháng cho cá ăn 1 – 2 lần.
Hướng điều trị bệnh
- Cho ăn thuốc kháng sinh điều trị liên tục 3-5 ngày: Sáng cho ăn E.mosh for fish với liều 100g/tấn cá. Chiều cho ăn Zinaprin với liều 50g/tấn cá.
- Sau khi cho ăn kháng sinh nên cho ăn thuốc giải độc gan thận và bổ sung Vitamin và khoáng vi lượng thiết yếu vào thức ăn. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh cho cá cần lưu ý, vì sử dụng kháng sinh liên tục với liều lượng cao dần sẽ gây hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và ảnh hưởng đến kháng sinh tồn dư trong thịt cá.
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.