Gà bị kén là một trong những bệnh thường gặp đối với những chú gà chọi của bạn. Tuy bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nó sẽ gây khó khăn trong ăn uống cũng như sinh hoạt của gà. Do đó nó sẽ dẫn đến việc những chú gà chiến của bạn bị súc cân cũng như giảm sức đá. và để tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị cho căn bệnh này. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số cách để bạn chữa trị căn bệnh này. Hãy cùng đọc và tham khảo và chọn ra phương pháp tốt nhất để chữa trị cho chú gà của bạn nhé.
Kén gà hay ké gà là gì?
Kén gà hay ké gà là tình trạng trên cơ thể gà xuất hiện một cục lớn nằm dưới lớp da hoặc lớp cơ. Đây không phải dạng sưng bầm thông thường. Thực tế là trong một số trường hợp con gà sẽ không bị xây xát gì cả. Cục đó chỉ tự mọc do một số nguyên nhân và gây bất tiện trong sinh hoạt cho gà. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến gà chọi bị kén. Như: gà thiếu vitamin, gà bị vết trầy xước khi đá hoặc vần, gà bị dằm, đinh. Hoặc các vật thể nhọn đâm vào da hoặc gà bị cựa đâm.
Kén gà thường mọc ở đâu
Kén gà là hiện tượng khá thường gặp, đặc biệt trong nuôi gà chọi, gà đá cựa. Mỗi vị trí mọc đều có cách chữa và thời gian trị khác nhau. Mỗi số loại kén gà phổ biến như : kén đầu, kén bầu diều, kén lườn, kén mép…trong đó gà bị kén mép thì dễ chữa trị và nhanh hồi phục hơn, còn kén lườn và kén cổ là khó trị nhất. Nguyên nhân bị kén thường do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất hoặc gà bị dầm trong da, gà bị vết thương trong thi đấu…
Hướng dẫn chữa kén mép cho gà bằng thuốc
Phần lớn khi sử dụng thuốc chữa kén đều dùng loại tiêu kén. Được bán khá nhiều ở các tiệm thuốc thú y, công dụng của các loại thuốc tiêu kén này là. Giảm sưng, chống viên. Giảm đau hiệu quả, chống phù nề. Ngoài ra còn hạn chế tình trạng sổ mũi, cảm cúm. Khi tiến hành dùng thuốc tiêu kén thì cục kén mép của gà sẽ giảm sưng hiệu quả. Tình trạng viêm và phù nề cũng trở nên giảm.Tuy nhiên, khi điều trị bằng thuốc thì phải tiến hành càng sớm càng tốt. Nếu để càng lâu thì càng khó điều trị, chậm hết, nhiều khi phải tiến hành mổ kén để lấy ra rất tốn công.
Gà bị kén mép nhẹ
Đối với trường hợp này có thể ra tiệm thuốc thú y mua thuốc LamPam hoặc B80. Đối với LamPam thì mỗi viên con nhộng pha với khoảng từ 3 đến 5cc nước uống, sau đó bơm thẳng vào miệng gà. Sau 3 đến 5 ngày sẽ thấy kết quả tiến triển. Còn loại thuốc B80 thì dùng bông chấm vài giọt và thoa nhẹ lên vùng bị kén mép, khoảng 2 lần mỗi ngày là phù hợp. Quá trình điều trị phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để gà nhanh khỏi kén mép, hạn chế việc tái phát lại sau này.
Thuốc đặc trị kén mép
Thuốc đặc trị kén mép Violet cũng là một trong những sản phẩm được khá nhiều người chọn. Đến bởi giá thành rẻ, dễ sử dụng. Thuốc này chuyên điều trị các trường hợp như gà bị rách mỏ, soi mỏ, kén mép hoặc các vết thương ngoài da… một cách hiệu quả. Cách sử dụng như sau : lấy một ít nước muối ấm khoảng 30 đến 40 độ C. Rửa sạch vùng mép gà đang bị kén, sau đó bôi thuốc Violet lên. Liều lượng khoảng 2 lần mỗi ngày, có hiệu quả nhanh chóng.
Gà bị kén mép nặng
Trong trường hợp gà bị kén mép ở mức độ nặng hơn thì có thể dùng liều lượng của thuốc LamPam cao hơn. Theo đó nên dùng khoảng 1,5 viên con nhộng của thuốc. Pha với 3-5cc nước rồi bơm trực tiếp vào miệng gà. Như vậy, việc điều trị sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Hướng dẫn chữa kén mép cho gà bằng mổ
Trong trường hợp muốn mổ kén mép cho gà, phải lưu ý rằng không nên mổ quá sớm bởi nó sẽ rất dễ tái phát ngay sau đó. Theo đó phải chờ cho đến khi phần kén đó dồn lại và cứng lên, nhấn vào thì có thể chạy qua chạy lại thì lúc đó mới tiến hành mổ kén.
Đối với các trường hợp bị kén ở phần đầu, cổ hoặc bầu diều thì thường được ưu tiên tiến hành mổ hơn là dùng thuốc tiêu kén. Còn đối với kén mép thì nhiều người vẫn thường chọn việc cho uống thuốc. Tuy nhiên vẫn có thể chữa trị kén mép bằng việc mổ thông thường. Mặc dù vậy, quá trình mổ và thao tác phải cẩn thật. Đảm bảo vệ sinh bởi nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe gà sau khi mổ.
Đối với kén mép, tiến hành chích một lỗ nhỏ ngay kén rồi lấy ống tiêm hút phần dịch trong kén. Sau đó thực hiện việc bơm Lincomycin vào và rút ra tiếp. Tiếp tục như vậy trong 5 ngày với liều lượng 1 phần 3 ống Lincomycin. Sẽ có kết quả tốt nhất. Khi phần kén mép đã khô và cứng lại, dùng tay sạch bóc kén ra ngoài là được. Tuy nhiên, quá trình mổ kén mép của gà phải được sự tư vấn trước của những người có kinh nghiệm, các chuyên gia. Nhằm hạn chế tình trạng mất máu, nhiễm trùng làm gà bị suy yếu và chết sau khi mổ một thời gian.
Khi mổ kén mép cho gà cấn phải chú ý gì?
+ Không được mổ kén mép quá sớm bởi nếu mổ sớm sẽ rất dễ tái phát lại. Phải chờ cho kén khô và cứng lại, chạm vào có thể chạy qua lại thì lúc đó hãy tiến hành mổ kén.
+ Mặc dù quá trình mổ kén không quá khó nhưng các thao tác cần phải cẩn thận. Tránh nhiễm trùng cũng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sau khi mổ cũng rất quan trọng.
+ Trong quá trình mổ phải đảm bảo đầy đủ các dụng cụ y tế và thuốc sát trùng, thuốc mỡ cũng như nơi tiến hành mổ phải đầy đủ ánh sáng, sạch sẽ và khô thoáng.
Cách chữa gà bị kén mép không hề khó. Chỉ cần bạn thực hiện đúng quy trình và không bỏ thuốc giữa chừng thì bệnh sẽ nhanh chóng hết. Bên cạnh đó, người nuôi cần thường xuyên bổ sung Vitamin và khoáng chất. Để giúp gà tăng sức đề kháng và khỏe mạnh. Như vậy chúng tôi vừa trình bày xong các nguyên nhân và cách điều trị bệnh kén mép. Qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thể chữa trị và phòng ngừa bệnh kén mép một cách hiệu quả nhất.