Coryza – Bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà chọi là một trong những căn bệnh hô hấp cấp tính của gà. Bệnh này do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum, vi khuẩn hiếu khí, Gram âm (-) gây ra khiển cho những chú gà chọi của bạn bị chảy nước mũi. khó thở,… Và căn bệnh này xảy ra trên mọi lứa tuổi của gà. Bệnh Coryza này rất hay bị nhầm lẫn với một số bệnh hen và bệnh APV virus. Chính vì vậy bạn nên quan sát thật kĩ những chú gà chọi của mình để có thể phán đoán chính xác căn bệnh mà gà của mình đang gặp phải. Và để phán đoán chính xác được căn bệnh này bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kĩ hơn bệnh Coryza qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân
Bệnh coryza trên gà còn được biết với tên bệnh sổ mũi truyền nhiễm. Có nguồn gốc từ loại vi rút Haemophilus paragallinarum (Avibacterium paragallinarum) thể gram âm. Chúng lây lan chủ yếu qua đường hô hấp giữa gà khỏe và gà bệnh. Bệnh hoành hành khắp trên thế giới; phổ biến là những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới. Và Việt Nam cũng nằm trong số đó.
Chúng tôi sẽ đưa ra các triệu chứng bệnh coryza ở gà tránh để bà con nhầm lẫn với căn bệnh APV trên gà. Cũng như cách điều trị bệnh coryza gà hiệu quả nhất, mời bà con cùng tham khảo.

Đường truyền lây
- Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh tuy nhiên mức độ nhạy cảm tăng dần theo tuổi tác. Đặc biệt thường thấy nhất ở gà từ 4 tuần tuổi trở lên.
- Bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hóa, thức ăn, nước uống có mầm bệnh.
- Bệnh lây lan từ gà ốm sang gà khỏe, dịch tiết, phân gà ốm lây sang gà khỏe, chuồng nuôi vệ sinh chưa sạch sẽ.
- Bệnh không có khả năng lây truyền qua trứng.
- Trong điều kiện thông thường bệnh càng kéo dài càng có nhiều những tác nhân kế phát xuất
Những biểu hiện cho thấy gà đang mắc Coryza
Ngoài căn bệnh coryza của gà thì còn có những bệnh khác như bệnh Newcastle, bệnh Gumboro,…. cũng lây nhiễm qua đường hô hấp. Vì vậy bà con nên nắm rõ triệu chứng bệnh để có hướng điều trị đúng cách.
Thông thường gà bị bệnh coryza sức ăn giảm sút, bỏ bữa, gà mái sinh sản giảm. Đầu và mặt sưng tấy (phù) Ban đầu gà tiết dịch mũi trong, từ từ chuyển sang đặc lại và kết dính ở mũi. Khiến 2 bên mũi của gà phình to lên. Thêm vào đó, tình trạng viêm kết mạc mắt làm mắt gà nhắm chặt lại. Chỉ mở ra được một ít. Con vật không ăn uống và chết do kiệt sức.
Bệnh coryza của gà có tình trạng kéo dài khoảng 15 ngày, gà có thể sản sinh ra miễn dịch nhưng vẫn mang trong người mầm bệnh. Điều đó có thể làm lây lan cho các con khác trong đàn. Tuy gà có tỉ lệ mắc bệnh lên đến 100% nhưng tỉ lệ chết rất thấp. Tiến triển tới giai đoạn cuối gà bị ho, khó thở (Dịch tích tụ trong loang mũi của gà gây nghẹt thở). Nếu có thêm các bệnh phát kế tiếp thì tỉ lệ chết trong đàn sẽ tăng nhanh.

Điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh coryza trên gà chọi
Điều trị bệnh Coryza trên gà với kháng sinh đặc trị
Sử dụng những loại thuốc chữa bệnh Coryza vaccine cho gà hiện có trên thị trường như: Amoxcicylin; Erythromycin, Streptomycin, Tylosin, Dihydrostreptomycin; Flouroquinolones, Gentamycin (nên bổ sung các chất đề kháng cho gà trước khi sử dụng Gentamycin bởi loại thuốc này gây tình trạng mệt mỏi ở gà),…
Sử dụng các chất làm tan đờm (rất quan trọng) bởi virus tấn công vào hệ hô hấp; chất này hỗ trợ cho việc tan đờm tránh để gà hô hấp khó khăn, nghẹt thở.
Cách phòng bệnh Coryza trên gà – Đừng để bị động trước căn bệnh Coryza trên gà
- Chủ động quan sát đàn gà, khi có dấu hiệu bất thường phải cách ly theo dõi ngay. Không nên để ghép thêm các căn bệnh khác như CRD ghép Coryza,… dễ gây thiệt hại lớn cho kinh tế.
- Trong quá trình chăn nuôi phải bổ sung thêm các loại vitamin; chất điện giải nhằm tăng khả năng đề kháng cho gà.
- Thăm dọn vệ sinh thường xuyên, khử trùng khử độc chuồng trại.
- Mỗi lứa nên các nhau một khoảng thời gian trước khi gầy bầy mới.
- Thay mới các chất độn chuồng, bảo đảm khu vực chăn nuôi luôn thoáng mát.
Từ những lưu ý mà chúng tôi tích góp được từ kinh nghiệm chăn nuôi của bà con nông dân, các sư kê lão làng khắp cả nước; hy vọng sẽ mang ại cho anh em quan tâm đến việc chăm nuôi gà những kinh nghiệm cho mình phòng tránh bệnh coryza trên gà cũng như một số căn bệnh truyền nhiễm khác: Bệnh ILT trên gà, bệnh IB trên gà, bệnh ORT trên gà,…
Qua đây chúng tôi cũng mong muốn nhận thêm những ý kiến đóng góp cho trang ngày càng hoàn thiện. Mọi người có thể bình luận ở bên dưới ý kiến của mình.