Sò huyết là một trong những loại thủy sản có hương vị thơm ngon, thường xuất hiện trong những món ăn chơi hấp dẫn. Vì có giá trị kinh tế cao nên ngày càng có nhiều mô hình nuôi sò huyết được triển khai trên khắp cả nước. Những người lần đầu nuôi sò huyết thường gặp khó khăn vì chưa có kinh nghiệm. Một số sai lầm khi nuôi cũng có thể khiến sò chết hàng loạt gây thua lỗ. Cùng tìm hiểu mô hình nuôi sò huyết trong ao tôm cho lợi nhuận cao ở bài viết dưới đây. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để nuôi sò huyết được tốt hơn.
Mô hình nuôi sò huyết trong ao tôm phát triển mạnh
Hộ anh Nguyễn Quốc Trạng ở ấp Kênh Lớn, xã Đông Thới (Cái Nước, Cà Mau) có hơn 1 ha đất vuông tôm. Đầu năm, anh thả hơn 300 kg sò giống (chi phí 27 triệu đồng). Sau 9 tháng nuôi thu được 137 triệu, trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu. Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò.
Mô hình này đã mang lại nguồn lợi lớn, giúp các hộ dân thoát nghèo. Và hiện tại đang được nhân rộng ở các tỉnh phía Nam. Đem lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thu nhập người nuôi sò tăng đáng kể

Ông Tám “sò” (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất. Ông Tám chia sẻ, nhiều năm trước, bà con sống dựa vào con tôm, con cua chỉ đủ ăn. Khi mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm hình thành, nhiều hộ phất hẳn lên. Có của ăn của để, còn mua thêm được đất.
“Hồi đó thấy sò huyết sinh sống và phát triển tốt ở các cửa biển. Sau đó vào cả các tuyến kênh nối biển. Nhiều bà con khai thác kiếm thêm thu nhập. Nhưng những con sò nhỏ bán không ai mua, mang về ăn thì phí quá. Một vài hộ thả đại xuống vuông tôm nhà mình, sống chết mặc bay, không ngờ mang lại hiệu quả”; ông Tám “sò” hồi tưởng.
Nhân rộng mô hình sang nhiều địa phương khác
Từ thành công của bà con ở Cái Nước, Đầm Dơi (Cà Mau) mô hình nuôi sò tràn sang huyện bạn Đông Hải (Bạc Liêu). Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, bà con vùng này còn có nguồn thu nhập cao hơn cả nơi “đất tổ” của mô hình nuôi sò.
Theo số liệu thống kê từ Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải, diện tích nuôi sò trong mô hình “Nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp thả ghép sò huyết” của huyện đã tăng lên 578 ha chỉ hơn 100 ha), chủ yếu tập trung ở xã An Phúc, An Trạch A và Long Điền Tây dọc theo tuyến kênh sáng Gành Hào – Hộ Phòng. Ước lợi nhuận bình quân đạt từ 100 – 200 triệu đồng/ha.
Anh Trang Minh Cảnh, ngụ ấp 2, xã An Trạch A (Đông Hải) cho biết: “Sò rất dễ nuôi, không có quá nhiều rắc rối về kỹ thuật. Chỉ cần mua giống về quăng xuống, trông coi. Sau gần 1 năm trên 4 ha thử nghiệm tôi thu gần 100 triệu đồng”.
Những lưu ý khi nuôi sò huyết trong vuông tôm

Theo kinh nghiệm nuôi sò của bà con xã An Trạch A không phải vùng nào nuôi sò huyết cũng thuận. Nuôi con sò phải đảm bảo lấy được nước ra vào thường xuyên để cải tạo môi trường. Đặc biệt cần chú ý vuông tôm nào mà có rong sống dưới đáy thì không thể nuôi sò được, thả giống xuống là chết hết, cũng chưa rõ tại sao sò lại kỵ rong đến như vậy. Còn theo sự tích góp kinh nghiệm cả chục năm nay của ông Tám “sò”.
Kiểm tra bãi nuôi thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra. Phát hiện những địch hại của sò để tiêu diệt như vẹm, ốc, rong tảo, cua, cá trình, cá đối… Về mùa mưa thường có nước ngọt ở cửa sông đổ vào bãi nuôi, do đó cần đắp đập ngăn nước ngọt. Thời gian nuôi khoảng 1 năm sò đạt cỡ 60-40 con/kg. Lúc đó tiến hành quy hoạch, có thể thu dần sò lớn trước. Phương pháp thu là dùng cào, thời gian thu có thể kéo dài 3-4 tháng.
Sò huyết ăn phù sa, vì vậy chúng phù hợp với nơi có thủy triều lên xuống. Càng gần cửa biển, càng dễ nuôi. Trên địa bàn xã Đông Thới vùng thích hợp nuôi sò, nhất là các vuông tôm dọc theo tuyến kênh Đông Hưng dài khoảng 9 km.