Bệnh Coryza trên gà hay còn gọi là bệnh sổ mũi truyền nhiễm, phù đầu ở gà, bệnh IC. Tên đầy đủ là bệnh sổ mũi truyền nhiễm Infectious Coryza do vi khuẩn Avibacterium paragallinarum gây ra. Nó lây nhiễm qua đường hô hấp do tiết ra bởi gà và lây truyền qua tiếp xúc với dụng cụ chăn nuôi có chứa vi khuẩn. Trong môi trường, vi khuẩn Avibacterium có thể tồn tại từ 2-3 ngày, nhưng những loại vi khuẩn này có thể chết chỉ sau vài phút tiếp xúc với chất khử trùng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin các bệnh ở gà qua bài viết sau.
Thông tin về bệnh Sổ Mũi Truyền Nhiễm (IC) trên gà
Nguyên nhân gây bệnh Sổ Mũi Truyền Nhiễm
Do Haemophilus paragalinarum – Gram âm, hiếu khí. Không bào tử, không di động. Môi trường nuôi cấy giàu dinh dưỡng: bao gồm yếu tố X (Haemin), yếu tố V (NAD) cần cho sự sinh trưởng. Chết nhanh chóng khi ra ngoài cơ thể vật chủ. Trong nước mũi tồn tại được 4 giờ ở nhiệt độ môi trường xung quanh
Thời gian ủ bệnh: 1-2 ngày
Động vật cảm thụ: Gà mọi lứa tuổi đều cảm thụ bệnh. Gà lớn bệnh nặng hơn. Chất chứa căn bệnh. Chất tiết đường hô hấp, xoang cạnh mũi, xoang dưới hốc mắt

Cách lây lan: Qua hô hấp. Qua tiêu hóa thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Không lây qua trứng
Triệu chứng Sổ Mũi Truyền Nhiễm
Suy yếu. Chảy nước mũi thanh niêm dịch (seromucoid) – Viêm kết mạc mắt, phù mặt. Sưng yếm ở gà trống.Gà có thể tiêu chảy, chán ăn, giảm sức sản xuất
Bệnh tích: Viêm catarrhal hoặc nhày của đường mũi và xoang dưới hốc mắt, kết mạc mắt. Đôi khi cũng xảy ra viêm phổi và túi khí
Chẩn đoán Sổ Mũi Truyền Nhiễm
Bệnh phẩm: chất tiết đường ho hấp, chất viêm lấy từ xoang dưới hốc mắt, xoang mũi, túi khí.
Nuôi cấy: trên môi trường thạch máu cùng Staphilococcus epidermis (vi khuẩn này cần yếu tố V)
Huyết thanh học: tìm kháng thể khoảng 7-14 ngày sau nhiễm hay chủng ngừa
Phản ứng ngưng kết trên phiến kính hay trong ống tube
Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu
Phòng bệnh Sổ Mũi Truyền Nhiễm
Chích 2 mũi vaccine cho gà hậu bị, mỗi mũi cách nhau 10 tuần: vaccine của hãng Kitazato với liều 0.5cc/ gà hay vaccine của Merial 0.3cc/con.
VD: Lần 1 lúc gà 6 tuần tuổi
Lần 2 lúc gà 16 tuần

Điều trị bệnh Sổ Mũi Truyền Nhiễm
Nếu tỉ lệ bệnh < 5%, gà có biểu hiện sưng mắt nhưng bệnh không lây lan, gà ăn cám bình thường thì bắt từng gà bệnh ra chích bằng Gentamycin 8mg/ 1kg thể trọng. Tổng đàn sẽ được uống kháng sinh Amoxicillin hoặc Enrofloxacin hoặc Sulfatrimethoprim trong 3-5 ngày
Nếu tỉ lệ bệnh >5%, bệnh có lây lan và gà giảm ăn: làm vaccine lại cho tổng đàn đồng thời điều trị bằng kháng sinh Gentamycin ( 1 bên chích vaccin, 1 bên chích kháng sinh). 1 ngày sau khi làm vaccine lại sẽ cho tổng đàn uống kháng sinh
Kết luận
Với những con gà bị nặng chảy nước mắt nước mũi có thể dùng thuốc Gentamycin nhỏ mắt mũi 2 lần một ngày liên tục trong 3 – 5 ngày. Như vậy, có thể thấy rằng bệnh Coryza trên gà hay còn gọi là bệnh sưng phù đầu ở gà thực tế gây thiệt hại kinh tế lớn đối với đàn gà đẻ và tỉ lệ chết không cao. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên chủ quan vì bệnh này khi diễn biến nặng thường kế phát với nhiều bệnh khác khiến việc điều trị rất khó khăn.