Có nhiều vấn đề liên quan đến bệnh gia cầm. Các vấn đề bao gồm từ nhiễm trùng cấp tính nặng với tỷ lệ tử vong đột ngột và cao đến nhiễm trùng nhẹ có tính chất mãn tính với tỷ lệ mắc và tử vong thấp. Nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh đường hô hấp do nhiễm trùng túi khí, bệnh nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng toàn thân, viêm ruột do nhiễm trùng đường ruột hoặc sự kết hợp của bất kỳ hoặc tất cả các tình trạng này.
Căn bệnh này có thể là kết quả của nhiễm trùng coliform đơn thuần như trong nhiễm trùng nguyên phát hoặc kết hợp với các tác nhân gây bệnh khác như một bệnh nhiễm trùng biến chứng hoặc thứ phát. Nhiễm trùng thứ phát thường xảy ra như một phần của hội chứng bệnh túi khí cổ điển như một biến chứng của nhiễm trùng Mycoplasma gallis trùng. Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ những thông tin liên quan đến bệnh dịch tả ở ngỗng. Theo chân chúng tôi cùng đi sâu vào thông qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân
– Bệnh dịch tả ở ngan ngỗng do virus dịch tả thuộc nhóm Parvoviridae gây ra
– Bệnh không có ở gà
– Bệnh thường xảy ra ở ngan ngỗng từ 1- 3 tháng tuổi, nặng nhất ở 1- 4 tuần tuổi
– Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc truyền từ mẹ sang con
Triệu chứng
Thể cấp tính
– Thời gian ủ bệnh 3 – 7 ngày
– Ngỗng sốt cao, chán ăn, chậm chạp, mệt lả rồi chết trong thời gian từ 1-5 ngày
– Bệnh có tỷ lệ chết cao đến 100% ở ngỗng sơ sinh đến 7-10 ngày tuổi.
Thể dưới cấp
– Sốt cao, khát nước, chán ăn, mệt, ủ rũ, ngại vận động.
– Chảy nước mũi, hay lắc đầu vảy mỏ, mí mắt đỏ và phù nề, đây là điểm khác biệt với bệnh thiếu vitamin A.
– Niêm mạc vùng hầu họng được phủ một lớp màng giả dễ bóc, khi lột bỏ lớp màng giả này thấy rõ các điểm hoại tử sâu, đau.
– Ngỗng giảm hoặc bỏ ăn, nhưng tiêu chảy mạnh, phân có màu xanh vàng hoặc xanh trắng vàng.
– Chúng gầy rộc và chết, tỷ lệ chết phụ thuộc vào tuổi ngỗng và bệnh thứ phát.
– Nếu ngỗng vừa mới nở chúng sẽ chết 100% trong một tuần đầu.
– Nếu ngỗng 2-3 tuần tuổi thì tỷ lệ chết khoảng 10%.
– Nếu trên 3-4 tuần tuổi chúng bị bệnh nhưng tỷ lệ chết không đáng kể. Nếu bị bệnh thứ phát thì tỷ lệ chết sẽ phụ thuộc vào bản chất bệnh bội nhiễm.
Thể mãn tính và mang trùng
Đây là bệnh của những ngỗng có sức đề kháng tốt hoặc còn sống sót từ 2 thể bệnh nêu trên với các triệu chứng tiếp theo:
+ Bệnh kéo dài hàng tháng.
+ Lông ở lưng và cổ bị rụng nhiều, rụng hết, để lại phần da đỏ dễ quan sát thấy
+ Thế đứng của ngỗng thật đặc biệt (Pinguaving).
+ Ngỗng bệnh chết rải rác, tỷ lệ chết không đáng kể.
– Với thể mang trùng: bệnh không có các dấu hiệu rõ ràng, chỉ mang trùng và trở thành nguồn bệnh nguy hiểm
Bệnh tích
Thể cấp
– Cơ tim nhợt nhạt như thịt luộc.
– Tim to, đầu tù.
– Xuất huyết cơ quan, niêm mạc đường tiêu hóa bị phá hủy
Thể dưới cấp
– Viêm màng tim (Pericarditis) từ viêm tiết dịch cata đến viêm tiết xơ (Fibrin).
– Viêm màng gan, gan sưng to và rắn chắc hơn bình thường và bị thoái hóa.
– Lách và tụy cũng sưng to.
– Phổi bị phù nề.
– Ruột bị viêm tiết dịch (cata).
– Dạ dày bị viêm loét có màng giả.
– Vùng hầu, họng (thanh quản, khí quản, thực quản) đều bị viêm loét tạo màng giả.
– Đáng chú ý nhất là có xuất huyết điểm hoặc thành vệt ở cơ đùi, cơ ngực.
Thể mãn
– Vùng cổ và lưng bị trụi lông, để lộ ra các đám da đỏ tấy.
– Gan và lách sưng to.
– Xoang bụng chứa nhiều dịch thẩm xuất.
Điều trị
Khi xảy ra bệnh thì việc điều trị là kém hiệu quả, cần tiêm ngay vac xin dịch tả vịt vào thẳng ổ dịch. Những ngỗng mắc bệnh nặng sẽ chết (20-50%), số còn lại trong đàn sẽ có khả năng tạo kháng thể và sẽ tồn tại, tỷ lệ chết này phụ thuộc vào tính chất nặng nhẹ của ổ dịch. Cần chú ý là cùng đồng thời với việc tiêm vac xin thì công tác tẩy uế chuồng trại cần được làm nghiêm túc: phân, nước rửa và các chất thải cần được đưa ra nơi quy định để xử lý, các xác ngỗng chết phải được chôn sâu cùng chất sát trùng như vôi bột hoặc foocmol.
Phòng bệnh
Trước hết cần cách ly đàn giống khỏi khu vực có các đàn ngỗng lớn hoặc đang mắc bệnh, chuồng trại cần được tiêu độc cẩn thận trước lúc nuôi đàn giống. Những nơi có ổ dịch tả ngỗng thường xuyên xảy ra cần tiêm vac xin dịch tả ngỗng để phòng. Nên để trống chuồng trước khi nhập lứa mới ít nhất 10 – 15 ngày. Phải nhập con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở uy tín, chất lượng, có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y cấp. Ngỗng mới mua về phải để cách ly 15 ngày để kiểm tra, theo dõi.