Pasteurella multocida là nguyên nhân gây ra một loạt bệnh ở động vật có vú và chim, bao gồm bệnh dịch tả gà ở gia cầm, bệnh viêm mũi teo ở lợn và bệnh tụ huyết trùng ở động vật nhai lại hoang dã và trong nước bao gồm trâu, bò, cừu, dê, nai và linh dương. Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm sốt, tăng tiết nước bọt, chảy nước mũi và khó thở. Chúng cấp tính và có thể xảy ra trong 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc.
Sự lây truyền xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với loài bị nhiễm bệnh, với chất tiết ở miệng hoặc mũi bị nhiễm bệnh từ vật mang mầm bệnh khỏe mạnh hoặc động vật lâm sàng hoặc qua nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Các vết xuất huyết có thể xuất hiện khắp cơ thể kèm theo bệnh tụ huyết trùng. Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ về các triệu chứng và cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở ngỗng. Theo chân chúng tôi cùng đi sâu chi tiết thông qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu về ngỗng

Ngỗng là nhóm thủy cầm thường ở trên cạn (thích ở nơi khô ráo và tắm mưa), khác hẳn với các loài như ngan, vịt và gà. Ngỗng dễ nuôi nhanh lớn, thức ăn đơn giản cần giàu chất sơ (thường ăn rau xanh sạch và cám gạo), ngỗng khôn ngoan nhận ra chủ nhà, trông nhà rất tốt, ít bệnh tật. Tuy nhiên, việc nuôi ngỗng và đề phòng bệnh cho ngỗng ngay từ môi trường nuôi sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều, giảm thiểu chi phí chăn nuôi, hạn chế sử dụng thuốc thú y, góp phần cung ứng nguồn thực phẩm sạch và an toàn cho cộng đồng.
Những thông tin liên quan đến bệnh tụ huyết trùng ở ngỗng
Nguyên nhân
Bệnh tụ huyết trùng còn gọi là hoại huyết ngỗng, ngỗng rất mẫn cám với bệnh này. Ở những cá thể ngỗng khoẻ mạnh vẫn có mầm bệnh (vi khuẩn Pasteurella), nhưng chỉ có những ngỗng thường xuyên không được ăn đủ vitamin, protit, chất khoáng, hoặc lúc gặp môi trường sống không thuận lợi như chuồng chật chội, ẩm ướt lúc bị nhốt thì mới phát bệnh.
Triệu chứng

– Thể quá cấp tính: Bệnh diễn biến nhanh đến nỗi không quan sát kịp triệu chứng. Ngỗng đang khoẻ mạnh, lăn ra chết, lúc sắp chết chuyển sang màu xanh tím.
– Thể cấp tính: Ngỗng uể oải, ủ rũ. Từ mỏ và lỗ mũi có tiết ra các chất nhờn có bọt, có thể có tiếng khò khè. Lông xù, mất óng ánh. Phân màu xám, vàng hoặc xanh, đôi khi có máu, ra nhiều. Mào bị tím xanh. Thở nhanh và thở khó.
Bệnh tích
Ở thể quá cấp tính có thanh dịch trong bao tim, dưới màng ngoại tâm mạc có nốt xuất huyết. Trong trường hợp cấp tính tụ máu trong các lớp da bên trong và dưới da; xuất huyết ở nội tâm mạc, bao tim ứ đày nước; phân lớn tim bị nhiêu đám xuất huyết bao phủ; bao tim mọng nước; viêm tá tràng, trong xoang bụng có thanh dịch; gan sưng, có nhiều điểm hoại tử, lá lách sưng; phổi viêm và có nốt sần. Để phân biệt và chẩn đoán chính xác cần phải xét nghiệm vi khuẩn cùng với điều tra tình hình lưu bệnh.
Chữa trị
– Tiêm bắp bằng Streptomicin 100-150mg/1kg khối lượng liên tục trong 3-5 ngày.
– Tetraxilin uống liều 80 – 100 mg/kg trọng lượng liên tục 3-5 ngày.
– Dùng sunfametazin trộn với thức ăn 0,5% hoặc hoà với nước uống 0,1%.
Phòng bệnh
Không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt, ngan và ngỗng. Chuồng trại cần làm vệ sinh thật chu đáo, kể cả hệ thống ấp, các dụng cụ ăn riêng cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian, nhất là khi có dịch xảy ra. Kiểm soát tốt nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt chú ý: khi ngỗng còn bé không nên cho ăn cám công nghiệp có hàm lượng đạm cao, nên cho ăn cám gạo, cám ngô và các loại rau xanh tự nhiên, cỏ mật.