Cá diêu hồng hiện được coi là đối tượng chủ lực, chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao. Trong quá trình nuôi, môi trường không đảm bảo, mầm bệnh tràn lan, cá bị stress sẽ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Do mầm bệnh có sẵn trong nước, chờ cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy việc diệt trừ chúng là điều không thể. Vì vậy, nên chú trọng vệ sinh môi trường để hạn chế chúng sinh sôi và lây nhiễm bệnh cho cá, đồng thời chú ý tăng cường hệ miễn dịch để cá khỏe mạnh chống lại các mầm bệnh. Để có biện pháp phòng chống hiệu quả, sau đây là chi tiết cách phòng ngừa một số bệnh thường gặp trên cá diêu hồng thương phẩm.
Một số tập tính của cá diêu hồng

Cá ăn tạp các chất như mùn bã hữu cơ, ấu trùng, côn trùng. Trong ao nuôi hoặc bằng bè, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn viên (độ đạm từ 20 đến 25%). Cá thuộc loại mắn đẻ, đẻ quanh năm, ấp trứng trong miệng. Có thể ương cá con trong ao hoặc trong chậu, lồng. Khi ương trong ao cần bón phân gây thức ăn tự nhiên để nuôi cá bột. Còn khi nuôi trong lồng, chậu thì không cần bón phân. Nhưng phải thường xuyên vệ sinh chậu, lồng. Cá thịt có thể nuôi trong ao hoặc lồng bè. Trong ao, sau một năm nuôi, cá đạt 200 – 500g/con, tỷ lệ hao hụt thấp.
Nguyên tắc chung để phòng bệnh cho cá diêu hồng
- Từ khâu chọn giống là quan trọng nhất. Giống mua ở những cơ sở uy tín, chất lượng ổn định, không xây xát, mất nhớt. Thuần dưỡng trước khi thả. Thả cá cẩn thận, khi trời mát, oxy nhiều. Mật độ nuôi vừa phải.
- Cho cá ăn đúng giờ, không cho ăn quá dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước. Thức ăn đảm bảo chất lượng, không hư, mốc. Nên có sàng ăn để kiểm soát lượng thức ăn tốt hơn đối với nuôi ao.
- Trong khẩu phần ăn hằng ngày nên bổ sung thêm men tiêu hóa Bio Bactil với liều 2-3ml/kg thức ăn. Để tạo hệ vi sinh có lợi trong đường ruột cá. Giúp cá tiêu hóa tốt hơn, cải thiện sức khỏe cũng như khả năng miễn dịch của cá.
- Để chống sốc cho cá khi thời tiết thay đổi cũng như bổ sung thêm khoáng chất, vitamin C, giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi. Định kỳ phải sử dụng C vitan 1kg cho 1500-2000m3 nước.
- Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe cá để có cách xử lý kịp thời khi có bất thường xảy ra. Loại bỏ cá yếu, bệnh ra khỏi khu vực nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho vụ nuôi.
Biện pháp phòng ngừa một số bệnh cụ thể
Bệnh do ký sinh trùng
Nhiều cơ sở ương giống có tỷ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng. Bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh.
Cách phòng trị: Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 – 30ml/m3. Trị thời gian dài và nồng độ từ 100 – 150ml/m3 nếu trị trong 15 – 30 phút. CuSo4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5g/m3, trị thời gian 15 – 30 phút. Muối ăn để phòng trị bệnh cho cá, nồng độ 1% trị thời gian dài và 1 – 2% trong 10 – 15 phút.
Bệnh xuất huyết

Do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiella tarda gây ra. Cá bị bệnh toàn thân xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện với cá diêu hồng nuôi bè.
Biện pháp phòng bệnh cho cá diêu hồng: Tránh thả nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa. Nên định kỳ bón và khử trùng nơi cho cá ăn. Nên bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tùy theo tình trạng bệnh.