Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà chọi được các chuyên gia đánh giá là một trong những loại bệnh nguy hiểm nhất ở gà. Mặc dù khả năng lây nhiễm của căn bệnh này là thấp nhưng tỉ lệ tử vong khi những chú gà chọi của bà con mắc phải thì rất là lớn. Và để tìm hiểu về nguyên nhân cũng như phương pháp trị liệu và phòng tránh bệnh ký sinh trùng đường máu này là gì? Mời các bạn hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin hữu ích cho mình nhé.
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà chọi
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà đá hay còn gọi là bệnh sốt từng cơn, bệnh sốt rét gà. Bệnh xảy ra nhiều vào các tháng nóng ẩm giai đoạn chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm), khi côn trùng hút máu phát triển và truyền mầm bệnh cho gà. Tỷ lệ chết khi nhiễm bệnh rất lớn do khi mắc bệnh, hệ miễn dịch suy yếu, kết hợp thiếu máu, làm tăng khả năng nhiễm một số bệnh thứ phát nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân
Bệnh do đơn bào kí sinh trong máu gà có tên là Leucocytozoon gây ra. Đây là một họ trùng roi thuộc bộ Haemosporia, ngành Protozoa. Theo thống kê, hiện nay đã có khoảng 67 loài Leucocytozoon spp gây bệnh cho hơn 100 gia cầm, thủy cầm và chim.
Đơn bào kí sinh có kích thước nhỏ sẽ dần được phân chia thành hợp tử. Tiếp sau đó sẽ di chuyển dần lên tuyến nước bọt của các vật chủ trung gian như muỗi, dĩa, bọ mạt… Khi truyền bệnh vào cơ thể gà, kí sinh trùng đường máu gây phá hủy tế bào hồng cầu và bạch cầu của cơ thể gà, gây chứng thiếu máu, sức khỏe suy nhược, gia súc chửa có thể bị sảy thai. Sau đó sẽ dần xâm nhập sang các cơ quan trong nội tạng khác như gan thận gây biến dạng và xuất huyết.
Nguồn gây ra dịch bệnh là các loài côn trùng, vật chủ hút máu truyền mầm bệnh cho gà. Chính vì vậy bệnh xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là các quốc gia có điều kiện khí hậu phù hợp cho sự phát triển của các loài côn trùng hút máu. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng nóng, độ ẩm cao, có nhiều ao, hồ, kênh, rạch. Thì các quốc gia Đông Nam Á là vùng rất dễ lây nhiễm dịch bệnh này.
Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7 – 12 ngày phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng và tình trạng sức khỏe của gà.
- Gà bị sốt cao, hay rùng mình, ít đi lại, mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, gầy, mào nhợt nhạt, trở nên trắng bệch sau nhiều ngày.
- Gà hay bị mất thăng bằng, thở nhanh và có tình trạng thiếu máu.
- Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt, có thể lẫn máu do ruột bị tổn thương.
- Ngoài ra một số con gà nhiễm bệnh có hiện tượng chảy máu mồm.
Bệnh tích
Trên xác đặc biệt là ngực và chân thấy nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu. Xuất huyết thành vết chấm tròn trong các cơ quan nội tạng gà như gan, tụy, thận,… Xuất huyết bên ngoài với biểu hiện như: xuất hiện lấm tấm trên phần cơ ngực, cơ đùi, dưới da, chân và cánh của gà bệnh.
Máu gà nhiễm bệnh thường loãng và rất khó đông, thậm chí là không đông lại được. Xảy ra tình trạng xuất huyết, ứ đọng máu trong phổi, tụ máu tại xoang bụng. Khi ký sinh trùng phát triển, di chuyển qua các cơ quan nội tạng khác nhau. Còn gây ra hiện tượng nội tạng như: gan, thận, lách, sưng to, biến dạng. Mủn nát và dễ vỡ, có một số trường hợp ta sẽ thấy gan đen…
Ruột, dạ dày chứa nhiều phân màu xanh lá cây. Gà bị bệnh lâu ngày thấy có nhiều nang bào ký sinh màu trắng như hạt gạo rải rác ở tụy.
Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng: gà biểu hiện mệt mỏi, ăn không tiêu, đi phân có màu xanh, da nhợt nhạt, sốt cao.
- Dựa vào đặc điểm thời tiết, điều kiện khí hậu và độ tuổi của gà. Gà bị nhiễm bệnh thường thuộc nhóm có độ tuổi trong khoảng 35 ngày tuổi trở lên. Thường xảy ra ở những tháng có thời tiết nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao nhiều muỗi, dĩn…
- Dựa vào bệnh tích điển hình: gà bị chảy máu ở mồm và mũi; máu loãng, không đông; cơ ức bị khô cứng, loang màu nhạt,…
- Phòng bệnh
- Bệnh lây qua gà thông qua hoạt động hút máu của muỗi, dĩn. Nên cần phải luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Thường xuyên phun thuốc diệt muỗi bằng một trong các thuốc sau: MAP PERMETHRIN 50 EC; HAN-PEC 50 EC; HANTOX-200 3EW, HAN-CYCTOX 10 SC … hoặc xịt bằng HANTOX AEROSOL tránh để muỗi phát triển và sinh sản tại những nơi ao tù, nước đọng.
- Luôn quan sát tình trạng sức khỏe của gà, có biện pháp chăm sóc hợp lý, nâng cao sức khỏe, phát hiện bệnh, xử lý kịp thời..
- Bổ sung các chất trợ sức như chất điện giải, vitamin, men tiêu hóa, giải độc gan thận…
Điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà chọi
Bước 1. Ngăn chặn ngay lập tức sự tiếp xúc giữa vật chủ trung gian (côn trùng) với gà:
- Phát quang, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ môi trường xung quanh, không cho côn trùng có nơi trú ngụ.
- Dùng thuốc diệt côn trùng, muỗi phun: MAP PERMETHRIN 50 EC; HAN-PEC 50 EC; HANTOX-200 3EW, HAN-CYCTOX 10 SC … hoặc xịt bằng HANTOX AEROSOL xung quanh môi trường.
- Kết hợp phun thuốc sát trùng bằng một trong các hóa chất: BIOXIDE, HAN-IODIN 10%… để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần
Bước 2. Dùng thuốc đặc trị bệnh kết hợp với thuốc bổ tăng sức đề kháng.
- Đầu tiên hạ sốt cho gà, dùng một trong các thuốc sau: HAN-PARA C; BIO ANAGIN-C … Và sử dụng thuốc giải độc gan thận: HAN-SOBITOL, BIO- SORBITOL +B12 …
- Sử dụng các thuốc Vitamin tổng hợp, khoáng, acid amin thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho gà sau: EFFERVITA-AMINO + CATOVET INJ + NEOLIFE…
- Sau 4-6h dùng thuốc đặc trị: Trộn HAN-METOXIN 50 WS: 0,2-0,4 g/kg TT./ngày + Kết hợp với BMD SOLUBLE 50% 50-100mg hoạt chất/Lít tương đương 50-100 gram BMD 50% / 500 Lít nước, cho uống từ 5-7 ngày.
Bước 3. Sau khi điều trị khỏi → tiến hành phòng bệnh lâu dài .
- Trộn HAN-METOXIN 50 WS: 1-2 g/lít nước uống hoặc 0,1-0,2 g/kg TT./ngày. Cho ăn liên tục trong 5-7 ngày sau đó nghỉ khoảng 3 -5 ngày. Rồi trộn tiếp (đặc biệt là trong mùa mưa gió, ẩm thấp).
- Song song với đó là dùng bổ gan thận. Để tăng hiệu quả của thuốc cũng như hỗ trợ việc đào thải thuốc qua thận. Tránh gây hư hại gan thận (bổ gan thận có thể dùng chung với thuốc phòng trong 5-7 ngày rồi nghỉ. Như lịch dùng thuốc hoặc cũng có thể dùng sau khi dùng thuốc phòng tùy thuộc vào lịch trộn các thuốc khác).
- Bổ sung thuốc bổ HAN – GOODWAY; HAN – TOPHAN; EFFERVITA-AMINO và men tiêu hóa NEOLIFE để tăng lực, tăng miễn dịch, vỗ béo gia cầm. Bổ sung men vi sinh có lợi sau quá trình điều trị thuốc lâu ngày.