Thông gió trong chuồng là một trong những khía cạnh quan trọng của chăn nuôi. Nhưng nó thường bị người chăn nuôi (kể cả những người chăn nuôi có kinh nghiệm) bỏ qua. Việc thông gió tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sản xuất gà thịt thương phẩm sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và hiệu quả chăn nuôi; đặc biệt là ở giai đoạn gà con. Thông gió tạo ra sự thông thoáng; tức là thổi bay luồng gió cũ và đưa luồng gió mới vào nhà. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích tại sao việc thông gió trong chăn nuôi lại quan trọng, hãy cùng theo dõi nhé.
Tốc độ gió và quản lý sự thông thoáng
Việc chăn nuôi gà thịt công nghiệp với mật độ cao rất cần chú ý tới tốc độ gió và sự thông thoáng chuồng nuôi. Nếu chúng ta để tốc độ gió quá cao sẽ làm gia tăng hiện tượng mất “nhiệt”; gồm có nhiệt chuồng nuôi và nhiệt trên cơ thể gà. Trong trường hợp này gà thường đứng túm tụm lại với nhau. Hiệu quả kinh tế có thể bị ảnh hưởng nghiệm trọng hơn khi thời tiết là mùa đông.
Nếu tốc độ gió quá chậm sẽ gây ra hiện tượng tăng nhiệt độ; độ ẩm và các lợi khí độc trong chuồng nuôi như amoniac và cacbon dioxide. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt trong mùa lạnh. Và ảnh hưởng đầu con trong mùa nóng. Chưa kể đến điều này tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gà.
Ý nghĩa của việc thông gió trong chăn nuôi gà thịt
Thông gió có ý nghĩa quan trọng
Thông gió là một yếu tố kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng lại thường bị coi nhẹ, gây hậu quả rất lớn. Mọi con vật muốn sống đều phải liên tục hô hấp (hít vào và thở ra). Khí hít vào là khí sạch, khí thở ra là khí “bẩn”. Phản ứng hô hấp là quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động bản năng: ăn, uống, thở, tự vệ… Nếu ngừng hô hấp sau 3 phút, con vật đã có thể chết. Trong khi nó có thể nhịn khát 1 ngày, nhìn đói nhiều tuần. Để hô hấp tốt, con vật cần được cung cấp khí sạch (có đủ 21% ôxy).
Khi hít vào, không khí sạch có 79,01% Nitơ; 21% ôxy, 0,03% CO2; khi thở ra, lượng Nitơ không thay đổi đáng kể, nhưng nồng độ ôxy giảm đi khoảng 5%, chỉ còn 15,4%; nồng độ CO2 tăng lên đến 4,1%. Quá trình biến đổi đó là do phản ứng sau đây: C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H2O + Q
Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng trong thức ăn chủ yếu là đường C6H12O6 được phản ứng với ôxy trong máu (phản ứng ôxy hóa, nhờ có ôxy không không khí hít vào) để tạo ra CO2; hơi nước (trong khí thở ra) và giải phóng ra năng lượng (Q). Năng lượng này phục vụ cho mọi hoạt động của con vật, kể cả tạo ra sản phẩm.
Chuồng gà không thông thoáng dễ dẫn đến dịch bệnh
Ngoài việc phải cung cấp khí sạch, trong chuồng nuôi còn luôn tỏa ra lượng nhiệt lớn, độ ẩm cao, phân và nước thải vật nuôi lên men, sinh ra nhiều bụi, khí “thối” như H2S; NH3… tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi gây ra nhiều mầm bệnh, dịch bệnh nguy hiểm cho vật nuôi làm tổn hại sức khỏe vật nuôi và con người nên cần phải được đẩy ra ngoài càng sớm càng tốt đặc biệt vào những lúc nhiệt độ cao, đó là lý do tại sao chuồng nuôi cần thông thoáng.
Điều tối kỵ trong thiết kế chuồng trại
Việc quản lý hệ thống thông gió có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Biện pháp thông khí tự nhiên là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ hệ thống cửa. Để thông gió tốt, người chăn nuôi cần hết sức chú ý đến thiết kế chuồng trại. Sai lầm phổ biến nhất là nhiều trang trại xây tường cho chuồng gà, đó là điều tối kỵ. Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là thiếu vốn và thiếu hiểu biết; nhiều nông hộ xây chuồng gà quá kín, không đảm bảo thông thoáng.
Thiết kế chuồng gà giúp thông gió tốt
Nền: Cao tối thiểu 60 cm (so với vườn), tráng xi măng là tốt nhất. Nếu nuôi sàn, trên nền xi măng phải có độ dốc khoảng 3%; có lớp độn lót dày tối thiểu 15 – 20 cm; có hành lang rộng tối thiểu 1,2 m để đi lại, vận chuyển.
Tường: Chuồng chỉ cao tối đa 60 cm. Phía trên “tường” này là lưới (B40) ở trong, bạt ở ngoài. Bạt sẽ luôn luôn mở, chỉ kéo khi trời mưa gió hoặc quá lạnh. Tường vào lưới cao tối đa 3 m.
Trần: Ở phía trên, thường làm bằng một lớp bạt phản quang. Lưu ý phía trên trần phải là khoảng không, thông thoáng để chuồng không bị “om” khí nóng.
Mái: Tốt nhất là có 4 mái, 2 mái dưới và 2 mái trên, cách nhau khoảng 40 cm, lồng vào nhau khoảng 1 m để tráng hắt nước mưa khi gió to.