Vùng nuôi hàu phải ở vùng cửa sông, ít gió, độ mặn 20-30 ‰, pH thích hợp 7,5-8,5. Nguồn nước sạch, nước tuần hoàn (vi dòng), nước trong xanh, nhiều sinh vật phù du. Ngoài ra, việc chọn độ sâu cũng rất quan trọng, nên chọn vùng triều thấp, chất đáy tương đối cứng. Nên tránh những khu vực có sông chảy trực tiếp. Cơ sở nuôi hàu phải đảm bảo mực nước nuôi hàu khi mực nước cạn. Khu nuôi trồng thủy sản phải xa khu dân cư, ít tàu bè qua lại, tránh nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Cùng chúng mình tìm hiểu nào
Kỹ thuật nuôi hàu cho năng suất cao
Mỗi năm có 2 vụ lấy giống. Vụ chính từ tháng 4-5 (tháng 3-4 âm lịch), vụ phụ từ tháng 9-10 (tháng 8-9 âm lịch). Phương pháp lấy giống có hiệu quả cần dựa vào; một số tiêu chí như mùa vụ xuất hiện của con giống. Các yếu tố của môi trường: Nhiệt độ của nước 20-30oC, độ mặn của nước 20-30 phần nghìn, pH 7,5-8,5; mật độ ấu trùng bám của hàu nhiều; nhằm chọn thời điểm thả vật bám cho phù hợp. Tiêu chuẩn của vật bám lấy giống; là phải sạch, không mùi vị, không độc, có độ cứng; và độ ráp nhất định để hàu dễ bám. Vật bám có thể là vỏ hàu (kích cỡ 5x10cm), tấm phibro ximăng (20x30cm hoặc 20x40cm), vỏ lốp xe (15x25cm), gạch ống, ngói.
Nuôi thương phẩm có 3 hình thức: Nuôi giàn, nuôi bè và nuôi lồng. Nuôi giàn có kỹ thuật nuôi đơn giản, chi phí thấp; nhưng chất lượng hàu không cao. Nuôi bè dễ quản lý, dễ chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao; nhưng chi phí đầu tư cao hơn nuôi giàn. Nuôi lồng tốc độ tăng trưởng của hàu nhanh, cho năng suất cao; nhưng chi phí đầu tư cao nhất so với các hình thức khác.
Quản lý chăm sóc
Nếu điều kiện môi trường không thuận lợi như độ mặn thấp, nguồn thức ăn giảm… có thể hạ các dây nuôi xuống sâu hoặc di chuyển hàu đến vùng khác; thường xuyên kiểm tra các thiết bị nuôi như dàn bè, phao, dây nuôi, lồng nuôi nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời. Cần chú ý mật độ bám và vị trí bám của hàu trên dây nuôi.
Nếu hàu bám nhiều ở tầng trên của dây nuôi chứng tỏ nền đáy có vấn đề như oxy thấp, pH thấp hoặc bùn đáy quá dày, rong bám nhiều, đáy có nhiều khí độc… cần làm vệ sinh nền đáy, điều chỉnh vật bám thưa ra. Thường xuyên tiêu diệt các động vật ăn hàu như loài ốc tim gà, ốc ngọc, ốc gai, ốc đỏ; các loài giáp xác như cua còng, cáy và thu các bọc trứng của ốc vào mùa sinh sản (tháng 7-9). Định kỳ vệ sinh hàu bằng cách dùng bàn cọ rửa trên hàu để loại bỏ các chất bẩn, rong và sinh vật bám. Sau khi nuôi khoảng 6 tháng nên thu tỉa bớt những con hàu lớn nhằm giảm mật độ nuôi để hàu sinh trưởng nhanh.
Quy trình thu hoạch hàu
Quy trình thu hoạch hàu sẽ phụ thuộc vào phương pháp nuôi hàu là gì. Người nuôi trồng cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như thuyền, găng tay, xô, chạu, cân, dây buộc,… Trước tiên phải kiểm tra dây treo trước khi chuyển lên, đảm bảo dây chắc chắn và các vật bám không bị rơi khi rút lên.Sau khi lấy lồng treo, hoặc dây hàu lên thì tách hàu ra khỏi giá thể. Việc tách hàu ra khỏi giá thể đòi hỏi hàu phải nguyên vẹn không bị dập nát. Cần sử dụng găng tay để bảo vệ tay vì vỏ hàu khá sắc dễ gây tổn thương nhiễm trùng tay.
Sau khi tách hàu, cần làm sạch hàu, loại bỏ rong rêu, ký sinh trên bề mặt hàu trước khi đi tiêu thụ. Lưu ý cần sử dụng nước biển hoặc nước lợ để bảo quản, không dùng nước ngọt. Lưu ý với hàu cạy tách ruột, nên tận dụng vỏ hàu bán cho các cơ sở làm giá thể cấy hàu giống.