Ngỗng cũng là một trong những loài gia cầm phổ biến ở Việt Nam có thể được chăn nuôi theo hộ gia đình hoặc theo trang trại. Việc chăn thả ngỗng khá dễ dàng vì chúng có thể đi tìm ăn ở xa và có thể nhớ đường về, thêm vào đó, loài ngỗng cũng có thể được chăn thả ở cánh đồng cỏ, ven đê,.. tương tự như loài vịt hay ngỗng cỏ. Đặc biệt, nếu nuôi ngỗng sinh sản thì thời gian sẽ kéo dài hơn và yêu cầu sự chăm chút hơn cả về chuồng trại lẫn dinh dưỡng và chăm sóc ở từng giai đoạn sinh sản.
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn kỹ thuật chăm sóc ngỗng sinh sản giúp đạt được hiệu quả sản xuất cao.
Đặc điểm của loài ngỗng

Ngỗng thường nhớ đường đi về, chỉ cần tập vài lần là quen, chúng có thể đi ăn rất xa rồi tự tìm đường về chuồng được. Nhưng không nên cho ngỗng đi ăn quá xa sẽ bị mệt, nhất là vào mùa đẻ. Ngỗng ít mò kiếm mồi như vịt nên ao hồ chỉ là nơi phối giống, bơi lội là chủ yếu. Người ta không thả ngỗng ra ven biển vì chúng không thích ăn những loại thức ăn mà vịt rất thích.
Ngỗng có thể chăn thả ở những cánh đồng đã gặt, bãi cỏ ven đê, bờ cỏ ven mương máng nhưng đó là những bãi chăn quanh năm của ngỗng. Ngỗng thích vặt cỏ non, cỏ già hay quá cao chúng chỉ ăn khi không còn cỏ khác. Có thể lùa ngỗng đi chăn theo các mương máng thường có nhiều cỏ non và hạt cỏ. Ngỗng ở nước ta chịu khó kiếm ăn, nói chung trong toàn bộ thời gian chăn thả, chúng chỉ nghỉ lúc đã ăn no, khi trời quá nóng hoặc khi bị bùn bẩn phải xuống ao hồ tắm.
Chuồng trại
Ngỗng lại là loài rất nhanh lớn, quan trọng hơn là mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được nhiều người áp dụng nuôi tại nhà. Có thể được làm bằng những nguyên liệu dễ kiếm như tre, nứa.
- Tường bao không cần quá kín để tiện lợi việc đi lại của ngỗng, dễ dàng vệ sinh và đảm bảo sự thông thoáng.
- Nền chuồng làm bằng gạch hoặc láng xi măng để dễ quét dọn, nền phải có độ dốc.
- Nên có diện tích mặt nước trước chuồng để cho ngỗng tắm và bơi lội.
- Quây xung quanh bằng dây thép gai vững chắc tránh ngỗng bay và chạy nhảy ra ngoài.
Con giống
Việc chọn được ngỗng hậu bị tốt sẽ quyết định đến sự thành bại của đàn ngỗng sinh sản. Có hai cách để gây giống hậu bị:
Cách 1: Tự gột ngỗng từ 1 ngày tuổi và chọn giữ lại ngỗng mái. Ðối vỡi ngỗng đực chọn những con có tại các cơ sở sản xuất uy tín, có các chỉ tiêu giống của ngỗng bố về tốc độ sinh trưởng, màu lông phải đặc trưng cho giống, đầu to mắt sáng, dáng hùng dũng.
Cách 2: Mua ngỗng dò lúc 77 ngày tuổi hoặc ngỗng hậu bị lúc 180 ngày tuổi. Cách này áp dụng cho những người chưa có kinh nghiệm gột ngỗng 1 ngày tuổi, nếu tiến hành theo cách này thì cần có kế hoạch dự trù số lượng ngỗng giống cần mua từ các cơ sở giống.

Sau khi đã được chọn được ngỗng giống ở giai đoạn hậu bị, người nuôi cần tiến hành chọn lọc lần cuối trước khi vào đẻ. Giữ lại những con giống đạt yêu cầu sau:
- Con mái: Khỏe mạnh, dáng thanh, đạt khối lượng 3,6 – 3,8 kg/con. Lỗ huyệt ướt, xương chậu nở, có biểu hiện thích đi cùng ngỗng trống.
- Con trống: Khỏe mạnh, dáng hùng dũng, đạt khối lượng 4 – 4,5 kg/con, gai giao cấu phát triển rõ ràng.
Dinh dưỡng
Ngỗng có thể ăn tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ. Ngoài thức ăn xanh thì ngỗng cũng ăn ngô, thóc, cám công nghiệp, gạo… Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm vitamin để chúng tăng sức đề kháng. Theo đó, ở mỗi thời kỳ sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Chăm sóc
Thời gian chăn thả ngỗng: Sáng 8 – 11 giờ; Chiều 2 – 5 giờ; Buổi trưa cho ngỗng về nhà hoặc tránh nắng dưới các gốc cây, bổ sung 50 g thóc hoặc ngô/con/ngày. Buổi tối khi ngỗng về nhà cho ăn nốt số thức ăn còn lại 100 – 150 g/con/ngày. Tỷ lệ trống: mái là 1:4 hoặc 1:5.
Chuẩn bị ổ đẻ: Làm vách ngăn cao hơn nền chuồng khoảng 20cm để ngỗng đỡ làm bẩn trứng, dưới có rơm rạ sạch để lót ổ. Cứ 2 – 3 ngỗng cần 1 ổ đẻ.
Thời kỳ sinh sản
Ở thời kỳ này ngỗng cỏ, ngỗng sư tử thường đẻ làm 3 đợt, đợt đầu thường kéo dài hơn. Như vậy, không phải toàn bộ ngỗng cái đều cùng đẻ đồng loạt như nhau, mà có con đẻ trước có con đẻ sau. Dẫn đến trứng ngỗng tỷ lệ có phôi không cao và nếu không có cách quản lý nuôi dưỡng thì có khi tỷ lệ phôi rất thấp. Muốn nâng cao tỷ lệ trứng ngỗng có phôi cần phải làm như sau:
Cho ngỗng đực ăn thêm thức ăn bổ sung. Vào trước vụ để tách riêng ngỗng đực cho ăn thêm khoảng 15 ngày. Ngỗng đực được ăn tốt sẽ cho phẩm chất tinh dịch tốt. Thức ăn bổ sung là lúa ủ mầm mới nhú, cũng có thể cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp bao gồm bột cá, cám trộn với rau xanh…

Khi thành lập đàn cần lưu ý đến tỷ lệ ngỗng ở các lứa tuổi khác nhau. Ðàn ngỗng bố mẹ có thể sử dụng đến 5 năm, trong đàn nên có 10% ngỗng 1 năm tuổi; 20% ngỗng 2 năm tuổi, 35% ngỗng 3 năm tuổi; 25% ngỗng 4 năm tuổi và 10% ngỗng 5 năm tuổi.
Thường ngỗng hay giao phối vào buổi sáng sớm sau khi thả ra khỏi chuồng. Vì vậy khi thả ngỗng cần lùa chúng xuống ao hồ nước sạch và sâu để chúng giao phối được thuận lợi. Buổi chiều lùa ngỗng về nếu thấy ngỗng còn đói thì nên cho ăn thêm. Ngỗng đẻ được ăn no sẽ đẻ đều và có khả năng chịu đực tốt hơn.
Thời kỳ ấp trứng
Trước hết cần chuẩn bị tốt ổ đẻ cho ngỗng. Ổ đẻ có thể làm chung quanh tường trong chuồng, khoét nền chuồng thành hình lòng chảo có đường kính 40cm, sâu 20cm, lấy rơm vò mềm rồi lót lên ổ một lớp dày 15 cm, có thể đổ thêm trấu vào ổ. Giữa các ổ nên có vách ngăn để tránh tình trạng ngỗng tranh nhau ổ đẻ và đánh cắp trứng ấp của nhau. Khi ngỗng ấp cần san trứng trong mỗi ổ cho đều, không để con có nhiều trứng quá, con ít trứng quá. Ngỗng cái ham ấp, chỉ thỉnh thoảng chúng mới đi ra ngoài, vì thế nên để thức ăn và nước uống sẵn trong chuồng.
Thời kỳ ngưng đẻ
Thời kỳ này kéo dài từ cuối tháng 4 – 8. Trong thời gian này không phải cho ngỗng ăn thêm gì, vì ngỗng không có thói quen chăm con. Ngỗng con thường được nuôi riêng. Nếu được chăn thả tốt, ngỗng bố mẹ được đủ. Thì chúng sẽ thay lông nhanh chóng, hồi phục được sức khỏe; và tích lũy được các chất dinh dưỡng để phát triển trứng non và chuẩn bị cho vụ đẻ sau.