Khakicampell là một giống vịt siêu trứng được phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Giống vịt này được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990 nhưng đã nhanh chóng được nhiều người chọn lựa do mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giống vịt Khakicampell có thể được nuôi tương tự như các giống gia cầm nội địa nhưng vì là giống vịt siêu trứng nên nếu nuôi theo hình thức trang trại thì sẽ cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Vịt Khakicampell ở 140 – 145 ngày tuổi có thể cho sản lượng từ 260 – 280 quả/năm và tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ sống đều rất cao. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm chăn nuôi giống vịt siêu trứng Khakicampell.
Chuồng trại và dụng cụ
Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Bãi chăn thả (nếu có) phải sạch sẽ không có gạch đá, không có hố nước đọng, gần ao hồ. Các chất độn chuồng (phoi bào, trấu…) sạch sẽ, không bị mốc. Dụng cụ cho ăn, cho uống đầy đủ. Từ 1- 30 ngày sử dụng khay ăn (100 vịt/khay) và máng uống galông (2 – 4 lít: 50 vịt/máng). Từ ngày 31 trở đi dùng máng ăn, máng uống dài (có thể làm bằng kim loại hoặc gỗ kích thước như máng cho lợn con ăn).
Chăm sóc và nuôi dưỡng
Để có được những thân thịt như vậy, không chỉ cần phải cung cấp cho gia súc chỗ để đi lại, mà còn phải chú ý đến một chế độ ăn giàu calo và cân bằng.
Giai đoạn 1 đến 14 ngày
Giai đoạn này vịt được nuôi úm trong chuồng mật độ 30 – 40 con/m2, nhiệt độ thích hợp là 30 – 33oC. Chú ý quan sát đàn vịt trong quây mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Ở giai đoạn này sử dụng thức ăn hỗn hợp cho vịt con hoặc sử dụng thức ăn tự phối trộn theo công thức:
- Cơm chín: 3 phần (75%)
- Đậm đặc vịt thịt (hoặc đậm đặc gà thịt): 1 phần (25%)
Cơm dấp nước để ráo, trộn thật đều với đậm đặc. Cho ăn 5 – 6 bữa/ngày (ăn tự do). Khi cho ăn lùa ra khỏi quây để tránh làm ướt đệm lót. Chú ý khi cho vịt uống nước không để bị ướt lông. Giai đoạn này ban đêm có chiếu sáng.
Giai đoạn 15 – 28 ngày
Giai đoạn này vịt được nuôi ở trong chuồng mật độ 20 – 30 con/m2, nhiệt độ thích hợp là 25 – 28oC. Dùng thức ăn hỗn hợp cho vịt con hoặc thức ăn tự phối trộn theo công thức:
- Gạo luộc hoặc thóc luộc: 3 phần (75%)
- Đậm đặc vịt thịt (hoặc đậm đặc gà thịt): 1 phần (25%)
Cho ăn 4 bữa/ngày. Cách cho ăn giống như giai đoạn 1 – 14 ngày. Có thể cho vịt ăn thêm cỏ, rau, bèo… Giai đoạn này ban đêm có chiếu sáng.
Giai đoạn 29 – 100 ngày
Giai đoạn này có thể thả vịt ra ngoài thời gian tăng dần theo tuổi mục đích cho vịt làm quen với nước. Mật độ nuôi 7 – 8 con/m2, nhiệt độ thích hợp là 20 – 22oC. Giai đoạn này sử dụng máng ăn, máng uống dài. Thức ăn dùng thức ăn hỗn hợp cho vịt hậu bị hoặc sử dụng thức ăn tự phối trộn theo công thức:
- Thóc + ngô: 6 phần (85%)
- Đậm đặc vịt thịt (hoặc đậm đặc gà thịt): 1 phần (15%)
Lượng thức ăn từ 50 – 75g/con/ngày (nếu nuôi nhốt), 30 – 40g/con/ngày (nếu chăn thả). Giai đoạn này ban đêm không chiếu sáng.
Giai đoạn 101-130 ngày
Mật độ 6 – 7 con/m2, nhiệt độ thích hợp 18 – 20oC. Thức ăn hỗn hợp vịt hậu bị hoặc thức ăn tự phối trộn theo công thức:
- Thóc + ngô: 4 phần (70%)
- Đậm đặc vịt thịt (hoặc đậm đặc gà thịt): 2 phần (30%)
Cho ăn tự do, lượng thức ăn 110 – 140g/vịt/ngày. Thả vịt ra ngoài cho ăn thêm rau, cỏ, bèo… Sau 4 tháng tuổi cho ăn tự do bằng thức ăn vịt đẻ. Từ ngày 120 trở đi thời gian chiếu sáng tăng dần 30 phút/tuần khi đạt được 16 – 17 giờ/ngày thì dừng lại.
Giai đoạn vịt đẻ
Mật độ 6 – 7 con/m2 nhiệt độ thích hợp là 18 – 20oC. Thức ăn tốt nhất là dùng thức ăn vịt đẻ dạng viên của các hãng thức ăn lớn có uy tín như Con cò, Hi-gro. Tuy nhiên có thể phối trộn theo công thức:
- Thóc: 3 phần (50%)
- Ngô tốt (không mốc): 1 phần (15%)
- Đậm đặc vịt đẻ (hoặc đậm đặc gà đẻ): 2 phần (35%)
Cho ăn tự do, lượng thức ăn 130 – 145g/con/ngày. Tỷ lệ đẻ bình quân cả năm thường đạt 75 – 85%. Nếu cho ăn và chăm sóc như quy trình này sẽ đạt 280 – 290 quả/mái/năm. Giai đoạn này ban đêm chiếu sáng đến 10 – 11 giờ.
Chú ý:
Bổ sung đủ khoáng (bột xương, bột sò), vitamin lúc vịt đẻ rộ cho ăn đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng. Đồng thời thực hiện đúng quy trình phòng dịch. Khi đàn vịt bước vào mùa sinh sản thì hãy đặc biệt chú ý đến dinh dưỡng cho chúng để có thể cho năng suất tốt nhất.