Cá trê nuôi thường được cho ăn những chế độ ăn rất giàu protein. Bao gồm: Các loại ngũ cốc từ hạt, Vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit béo và thậm chí cả những men vi sinh thường xuyên được bổ sung vào thức ăn của chúng. Cá trê ngoài tự nhiên là loài cá sống ở tầng đáy, chúng ăn các loại thức ăn như tảo, những thực vật thủy sinh, các loại trứng cá và đôi khi cả các loài cá khác.
Ở một con cá da trơn nuôi trưởng thành có hàm lượng axit amin cao nhất, hàm lượng axit béo khác nhau. Cá trê hoang dã chứa nhiều axit linoleic nhưng ít axit eicosanoic hơn cá nuôi. Tùy những chú cá trê được ăn những loại thức ăn rất nhiều chất dinh dưỡng như vậy thì cũng không tránh khỏi được những căn bệnh ảnh hưởng đến chúng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những căn bệnh của cá trê mà người dân thường thấy trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh nhầy da
Triệu chứng: Cá bột thường bơi thẳng đứng trên mặt nước, mang tím. Vây cá bị ăn mòn, râu quăn, trên da có những đám chất nhầy. Đôi khi có những cá bơi mất thăng bằng, xoắn vặn, cá chết hàng loạt.
Tác nhân gây bệnh: Do các loại ký sinh trùng như: Trùng bánh xe Trichodina glossatella, Epistylis v.v… Trong đó trùng bánh xe là nguy hiểm nhất.
Điều trị: dùng Fomalin với liều 25g/m3 tạt đều khắp ao. Sau 3 ngày thay 50% nước và xử lý lại lần nữa. Tắm bằng CuS04 liều dùng từ 3-5g/m3 nước. Thời gian tắm 10-15 phút hoặc phun xuống ao với liều lượng 0,5-0,7g/m3 nước.
Bệnh trắng da khoang thân
Nguyên nhân và triệu chứng: Khi mắc bệnh cá bột thường nổi trên mặt nước, da bị loét, Thân có những đám vệt trắng. Bệnh do vi khuẩn Flexiloacter columnanis gây ra.
Cá bột thường nổi trên mặt nước, bơi chậm chạp, trên thân có những vệt, đám trắng, da bị loét, vây cụt. Cá chết đứng thẳng, chết rất nhanh đồng loạt ở đáy bể.
Điều trị:
Cách 1: Dùng Vikon A với liều 1g/m3 nước để diệt khuẩn nước ao. Kết hợp sử dụng kháng sinh sulphamid 4g/1 kg thức ăn + Vitamine C với liều 4g/1kg thức ăn. Thuốc được trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục từ 5 -7 ngày.
Cách 2: Ngâm cá trong nước với hàm lượng Formalin CH3COOH 25ppm. Ở nhiệt độ nước 28-29 0C trong 8 ngày.
Bệnh ngoại ký sinh
Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh do các sinh vật rất nhỏ bám vào mang, da của cá để hút máu hoặc chất dinh dưỡng gây nên những vết thương, xuất huyết. Khi bị bệnh màu sắc cá trở nên nhợt nhạt. Cá thích tập trung ở nơi có đường nước chảy. Bệnh xuất hiện khi mật độ nuôi dầy. Điều kiện vệ sinh kém, mưa kéo dài, thời tiết lạnh.
Phòng bệnh: Khi lấy nước vào ao để khoảng từ 7 – 10 ngày để các loại trứng ký sinh nở thì ta tiến hành diệt bằng hoá chất như: Đồng sulphat ( CuSO4 ), liều dùng 0,5 gram/1m3. Cá giống trước khi thả nuôi phải tắm cá qua nước muối nồng độ 3% (300 gram/10 lít nước). Tắm trong 5 – 10 phút để diệt khuẩn và ký sinh trùng bám trên cá.
Trị bệnh: Dùng thuốc trị bệnh ký sinh trùng như sulphat đồng (CuSO4). Liều dùng 0,5 gram/1m3. Sau 3 ngày thay 50% nước và xử lý lại lần nữa. Kết hợp với sử dụng kháng sinh Hadaclean với liều: 5gram/1kg thức ăn cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
Bệnh lở loét (Hội chứng lở loét)
Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân kết hợp như siêu vi (virus), vi khuẩn, nấm thuỷ mi, giáp xác ký sinh, môi trường nước quá dơ bẩn, nhiệt độ thay đổi …
Triệu chứng: Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá nhợt nhạt và xuất hiện các vết loét dần dần lan rộng có thể ăn sâu đến xương. Cơ quan nội tạng hầu như không bị thương tổn.
Phòng bệnh: Luôn giữ môi trường sạch. Định kỳ 15 ngày tạt vôi bột CaCO3 với liều 4 kg/100m3 (vôi hoà tan trong nước tạt đều khắp ao). Hoặc dùng các hoá chất diệt khuẩn như Virkon A với liều 1g/m3 nước định kỳ 20 ngày/lần. Khi trong khu vực xảy ra dịch bệnh cần hạn chế thay nước hoặc khi thay nước phải được khử trùng trước khi đưa vào ao nuôi.
Trị bệnh: Dùng thuốc tím với liều 5g/m3 kết hợp với muối ăn 0,3kg/m3 tạt xuống ao để xử lý nước. Đồng thời dùng kháng sinh Sulphamix hoặc Vimerocin trộn vào thức ăn với liều: 4gram/1kg thức ăn. Cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
Lời kết
Trông bài viết bên trên chúng tôi đã liệt kế những căn bệnh mà người nuôi cá cá trê thường tìm thấy. Trong đó chúng tôi cũng đã đưa ra những giải pháp về nhận biết, phòng và điều trị những căn bệnh đó. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình nuôi cá trê của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.