Bệnh bạch lỵ ở gà chọi chính là bệnh truyền nhiễm cao và khá là nguy hiểm. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh chính vì vậy bạn nên phát hiện sớm và chữa trị cho những chú gà chọi của mình gấp. Nguyên nhân của căn bệnh này chính là do vi khuẩn Salmonella pullorum gây ra. Đây chính là vi khuẩn bắt màu gram âm, loại vi khuẩn này rất là khó tiêu diệt trong điều kiện thường và nó có thể sống trong cơ thể gà tận 3-4 tháng. Bên cạnh đó Salmonella pullorum còn ẩn nấp trong môi trường chuồng trại nên rất dễ lây lan cho đàn gà của bạn. Sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này cùng như phương pháp điều trị giúp chú gà chọi của bạn khỏe mạnh nha.
Bệnh bạch lỵ ở gà – nguồn cơn và phương thức lây nhiễm
Đối với người chăn nuôi gà, kể cả gà đá, gà chọi thì mối quan tâm hàng đầu chính là những căn bệnh thường gặp. Mà nếu không phòng chống kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng khó lường. Đặc biệt đối với căn bệnh bạch lỵ ở gà, có thể gây chết hàng loạt, thậm chí hình thành những ổ dịch.
Nguyên nhân
Bệnh bạch lỵ ở gà chọi do vi khuẩn salmonella pullorum gram âm. Con đường lây lan chủ yếu từ mẹ sang con hoặc lây theo bầy đàn trong quá trình tiếp xúc. Salmonella pullorum gram âm có thể sống đến 90 đến 120 ngày trong môi trường. Gây bệnh bạch lỵ (chủ yếu) nếu không có cách phòng trị hiệu quả.

Phương thức truyền bệnh
Bệnh có thể truyền nhiễm từ gà mẹ mắc bệnh thông qua đường máu. Nếu gà mẹ mang bạch lỵ mãn tính thì đẻ trứng nở ra gà con có khả năng mắc bệnh rất cao. Do sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong môi trường nếu chuồng trại, phòng úm gà không đảm bảo sạch sẽ, không khử trùng thường xuyên bằng các dung dịch sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.
Lây truyền từ gà bệnh sang gà không bệnh. Gà bị bệnh thải ra phân có chứa vi khuẩn gây bệnh khiến những con khác ăn phải và mắc bệnh theo, vì thế mà bệnh bạch lỵ có khả năng lây lan cao và rất nhanh
Bệnh có triệu chứng như thế nào?
Khi mắc phải căn bệnh này, gà thường có những triệu chứng: ủ rũ, bỏ ăn, tụm thành đám; đi ngoài phân bết dính ở hậu môn, phân lỏng màu trắng xanh, gà bị tiêu chảy nặng . Thường thì bệnh sẽ làm gà chết ở ngày tuổi thứ 4 đến thứ 5. Vượt qua ngày 15 – 20 gà vẫn mang mầm bệnh và tỉ lệ di truyền cho con là rất cao.
Tuy gà đã khỏi nhưng vẫn để lại những di chứng thần kinh, bị què quặt, chậm lớn. Mầm bệnh lưu lại trong cơ thể về sau có thể phát tác thành bệnh phó thương hàn. Đối với gà lớn hơn thường chỉ biểu hiện ở trạng thái mãn tính. Gà mái khi bị bệnh thì đẻ ra trứng có hình dạng méo mó không giống bình thường.

Thuốc trị bệnh bạch lỵ ở gà chọi – Phòng chống bệnh hiệu quả
Điều trị bệnh bằng phương pháp nào?
Cách chữa chủ yếu là dùng kháng sinh để điều trị cho gà như: Florphenicol; Norfloxacin, Enrofloxacin, Kanamycin Gentamycin… theo đúng liều lượng khuyến nghị. Trong quá trình điều trị có thể thêm vào một số loại vitamin, chất điện giải cho gà tăng sức đề kháng.
Cách phòng bệnh bạn nên nắm rõ
Yếu tố tiên quyết là chuồng trại phải sạch sẽ; thông thoáng. Vệ sinh khử trùng định kỳ nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Nuôi gà theo từng lứa, không nên nuôi nhốt chung sẽ dễ bị lây lan
Cần đảm bảo dinh dưỡng, nguồn thức ăn sạch vệ sinh dụng cụ chăn nuôi thường xuyên. Nói chung, căn bệnh bạch lỵ, thương hàn ở gà; bệnh tụ huyết trùng ở gà có thể được tiêu diệt ngay từ đầu nếu bạn biết rõ quy trình chăn nuôi hạn chế tối đa nguồn bệnh. .
Chúng tôi rất mong được sự đóng góp kinh nghiệm của bà con để bổ sung thêm chính xác nhất thông tin về những căn bệnh gà đá.