Vịt đẻ siêu trứng thường được bà con nông dân lựa chọn bởi khả năng cho trứng nhiều, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trứng vịt sau khi đã được đưa lên thị trường có giá thành khá cao, giúp bà con làm giàu hiệu quả. Để vịt siêu trứng được nuôi nhốt tốt nhất với sức khỏe mạnh mẽ, chúng ta cần phải biết cách chuẩn bị chuồng trại hợp lý. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về những lưu ý quan trọng khi làm chuồng nuôi vịt siêu trứng trong bài viết bên dưới nhé.
Lựa chọn giống vịt siêu trứng, đảm bảo kinh tế gia đình
Hiện nay, các giống vịt được nuôi hướng trứng, dựa theo sản lượng trứng mà chúng có thể đạt, bao gồm các giống sau:
- Vịt cỏ: Là một trong những giống vịt nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất ở nước ta. Nuôi vịt cỏ để lấy trứng và kết hợp lấy thịt theo thời vụ (vịt chạy đồng). Vịt cỏ bắt đầu đẻ trứng sau 140 ngày tuổi, vịt đực nặng 1,5 – 1,7 kg/con, vịt mái nặng 1,4 – 1,5 kg/con. Sản lượng trứng 200 – 225 quả/mái/năm. Trứng nhỏ, khối lượng 64 – 65 g/quả. Trứng có tỷ lệ phôi cao.

- Vịt Khaki Campbell: Có nguồn gốc từ Anh, được nhập nội vào nước ta cuối năm 1989. Trong điều kiện sản xuất đại trà, vịt bắt đầu đẻ lúc 140 – 150 ngày tuổi. Sản lượng trứng 250 – 280 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65 – 75 g/quả. Trứng có tỷ lệ phôi cao trên 90%. Tỷ lệ nuôi sống đạt trên 94%.
- Vịt CV 2.000 Layer: Nhập vào nước ta năm 1997. Vịt bắt đầu đẻ trứng lúc 154 ngày tuổi. Khối lượng vịt vào đẻ đạt 1,8 – 2 kg/con. Sản lượng trứng 285 – 300 quả/mái/năm, trứng to, khối lượng 70 – 75 g/quả. Vịt CV 2000 Layer thích hợp nuôi nhốt kết hợp chăn thả, nhất là 2 dòng có triển vọng CVL1, CVL4.
Những lưu ý khi làm chuồng nuôi vịt siêu trứng
Vị trí chuồng nuôi cao ráo, thoáng mát
Chuồng nuôi nên được xây dựng trên nền đất cao ráo, thoáng mát vào mùa hè, tránh gió lùa vào mùa đông.vị trí chuồng cách xa nơi đông dân cư, trục đường giao thông, nơi ồn ào vì có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của đàn vịt, khiến vịt đẻ non, stress…
Chọn kiểu chuồng phù hợp, có sân chơi rộng rãi
Chọn kiểu chuồng nuôi hai mái, thiết kế lối đi rộng và thông thoáng ở giữa chuồng để đối lưu không khí, tiện đi lại và vệ sinh chuồng trại khi cần thiết.Ngoài ra, cần xây dựng thêm mái hiên dốc, rộng khoảng 1m để tránh ánh nắng buổi chiều hắt vào làm vịt nóng bức, khó chịu… Cũng như tránh mưa tạt làm ướt nền chuồng. Khiến vịt dễ nhiễm bệnh. Chuồng phải có sân chơi rộng rãi cho vịt vui chơi. Diện tích sân chơi phải gấp 2 hoặc 3 lần diện tích chuồng và xây dựng sát ngay phía trước chuồng nuôi. Sân chơi không quá dốc nhưng phải đảm bảo thoát nước vào mùa mưa.
Xây dựng nền chuồng, thiết kế ổ đẻ cho vịt và úm vịt con
- Nền chuồng nuôi phải được rải chất độn chuồng khô ráo, sạch sẽ như trấu, phoi bào, rơm rạ. Trong quá trình nuôi bà con có thể thay mới thường xuyên hoặc bổ sung thêm chất độn chuồng hằng ngày.
- Thiết kế ổ đẻ cho vịt: Mỗi chuồng nuôi nên thiết kế từ 4-5 ổ đẻ. Có thể làm ổ đẻ từ các vật liệu như nhôm, sắt, inox, hoặc tận dụng gỗ,tre, thúng mủng…để tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, lưu ý là phải có chất độn sạch sẽ và dày để khi vịt đẻ trứng không bị dập, vỡ, giảm sút về chất lượng.
- Khu vực úm vịt con: cần có đầy đủ cót để quây khu vực úm, máng ăn, máng uống, đèn sưởi, chất độn chuồng sạch sẽ và đã sát trùng.đồng thời đảm bảo kín gió, ấm áp.
Bố trí máng ăn và uống cho vịt

Máng ăn và máng uống: Vì vịt là loài ưa nước nên cần đặt máng uống rộng. Cung cấp lượng nước lớn, sạch , thường xuyên cho vịt uống và tắm mát. Máng ăn đặt ở khu vực sân chơi. Để khi vịt uống nước không làm ướt nền chuồng và thức ăn. Máng uống thông thường có kích thước 2mx25cmx12cm. Khác với uống, máng ăn nên đặt bên trong chuồng, chỗ khô ráo và cách xa máng uống. Để thức ăn không bị dính nước mà ôi thiu, gây tiêu chảy ở vịt.
Vệ sinh sạch sẽ, sát trùng thường xuyên để môi trường chăn nuôi sạch bệnh, trong lành cho vịt sinh trưởng và phát triển.Các dung dịch sát trùng bà con có thể dễ dàng tìm mua trên thị trường như thuốc tím, formon, vôi bột,