Ở những vùng nông thôn, việc tận dụng chuồng bò, chuồng lợn để chăn nuôi thêm một số loại gia cầm là điều hoàn toàn dễ hiểu. Việc chăm sóc da cầm không cần bỏ quá nhiều công sức, tiền thức ăn cũng rẻ hơn rất nhiều so với lợn. Vì thế mà nhiều người đã từ bỏ việc nuôi lợn và chuyển sang nuôi vịt, sau đó tận dụng chuồng lợn bỏ không để làm chuồng vịt. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về cách làm chuồng vịt từ chuồng lợn bỏ trống trong bài viết bên dưới nhé.
Một số căn hộ chuyển mô hình chăn nuôi lợn sang nuôi vịt
Tại sao phải cải tạo chuồng lợn bỏ trống. Hướng dẫn cách làm chuồng vịt vô cùng đơn giản và dễ làm. Hiện nay, do bệnh dịch tả lợn Châu Phi bùng phát khắp nơi gây thiệt hại rất nặng nề. Nhiều hộ chăn nuôi lợn đã bỏ chuồng chống, không thể tiếp tục nuôi lợn được nữa. Một số hộ chăn nuôi đã thay đổi mô hình từ chăn nuôi lợn sang chăn nuôi gia cầm. Mà vịt được coi là thích hợp nhất.
Vịt có tập tính sinh hoat thích bơi lội tắm và dưới nước nên chuồng nuôi vịt phải có bể tắm. Trước đây người dân xây dựng chuồng lợn cũng để chừa 1 bể tắm nhỏ, bơm nước vào cho lợn tắm. Tận dụng điều này để làm luôn bể tắm cho vịt. Vịt con bắt về được úm ở 1 chuồng riêng, khoảng 5-7 ngày vào mùa ấm có thể thả vịt vào chuồng nuôi sàn. Mùa rét có thể úm 10 ngày.
Dụng cụ chăn nuôi vịt thường gặp
- Rèm che: Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi để giữ nhiệt, tránh gió lùa và mưa bão (nhất là giai đoạn vịt con).
- Máng ăn: Dùng máng ăn bằng tôn có kích thước 70 x 50 x 2,5 cm, sử dụng cho 70-100 con/máng. Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi cho vịt ăn bằng máng tôn có kích thước 70 x 50 x 5cm hoặc máng nhựa hình chữ nhật.
- Máng uống: Giai đoạn 1- 2 tuần tuổi: sử dụng máng uống tròn loại 2 lít. Giai đoạn 3-8 tuần tuổi: sử dụng máng uống tròn loại 5 lít, dùng cho 30- 40 con/máng. Có thể sử dụng máng nhựa hình chữ nhật, máng tôn, chậu sành, chậu nhựa có kích cỡ phù hợp với độ tuổi của vịt.
- Chụp sưởi: Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp đủ nhiệt cho vịt con. Dùng bóng điện 75W/1 quây (60- 70 vịt). Mùa đông 2 bóng/1 quây.
- Quây vịt: Dùng cót ép quây, chiều cao 0,4- 0,5m, dài 4- 4,5m; sử dụng cho 60-70 con/quây, từ ngày thứ 7 nới dần diện tích quây. Từ cuối tuần thứ 2, bỏ quây để cho vịt vận động, ăn uống được thoải mái.
Hướng dẫn cách làm chuồng vịt từ chuồng lợn cực đơn giản
Với diện tích 1 ô chuồng lợn là 20m2 ta có thể nuôi 90- 100con vịt.
Làm sàn chuồng nuôi vịt bằng tre, lưới nhựa
Vật dụng làm sàn nuôi vịt bằng cây tre, lưới nhựa. Cây tre già bổ làm tư, đóng thành phên, mỗi thanh tre cách nhau 25cm. Dùng lưới nhựa xanh trải lên bên trên. Mặt sàn cách mặt nền nuôi khoảng 15cm, có thể dùng gỗ hoặc gạch để kê. Làm mặt sàn rộng 15 m2 diện tích còn lại là bể tắm. Mỗi ngăng chuồng lợn làm như vậy tốn chi phí khoảng 300 nghìn đồng mà độ bền có thể đến 2 năm.
Dùng máng ăn chuyên dụng cho vịt hoặc tự làm máng
Có thể mua máng ăn chuyên dùng cho vịt nhưng chi phí cao hơn. bà con cũng có thể tự làm máng ăn cho vịt như sau: Mua 1 chiếc xô nhựa to 100l. Đục 1 lỗ ở dưới đáy sao cho đút vừa ống nhựa PVC 45. Để 1 chiếc mẹt ăn cho gà ở bên dưới cách 1 đầu ống nhựa khoảng 2cm. Khi vịt ăn sẽ làm lắc mẹt và thức ăn tự rơi xuống. Máng uống: Sử dụng máng uống tự động mua tại các cửa hàng bán vật tư thú y.
Chú ý phòng bệnh cho vịt giúp chúng khỏe mạnh
Với phương thức nuôi vịt này, vịt được nuôi nhốt hoàn toàn, mỗi ngày cho ăn 1 lần và xịt rửa chuồng vịt, máng ăn, uống 1 lần. Tiêm phòng cho đàn vịt đúng thời gian quy định như vậy:
- Ngày tuổi: 2 – Loại vacxin: Khán thể rụt mỏ 0,5 CC – Cách sử dụng: Tiêm dưới da
- Ngày tuổi: 5 – Loại vacxin: Vacxin viêm gan – Cách sử dụng: Tiêm dưới da
- Ngày tuổi: 7 – Loại vacxin: Vacxin bại huyết – Cách sử dụng: Tiêm dưới da
- Ngày tuổi: 10 – Loại vacxin: Vacxin dịch tả – Cách sử dụng: Tiêm dưới da
- Ngày tuổi: 30 – Loại vacxin: Vacxin Cúm gia cầm – Cách sử dụng: Tiêm dưới da
Ngoài ra, ngày thứ 20 và 40 cho vịt uống thêm kháng sinh phòng viêm đường ruột Ampicoli
Phương pháp nuôi vịt trong chuồng lợn có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm của phương pháp nuôi vịt trong chuồng lợn
- Tận dụng được chuồng lợn bỏ không, không tốn nhiều chi phí làm chuồng.
- Vịt được nuôi từng ô bé, dễ quản lý chăm sóc
- Rửa chuồng và thay nước tắm hàng ngày khiến vịt được tắm trong nguồn nước sạch, hạn chế các vi sinh vật có hại và hạn chế bệnh tật.
- Phân vịt được đưa vào biogas hạn chế ô nhiễm môi trường, tận dụng được nguồn gas đun.
Nhược điểm của phương pháp nuôi vịt trong chuồng lợn
- Chỉ nuôi được với quy mô nhỏ trong khuôn khổ chuồng lợn cũ.
- Lông mọc chậm hơn, mã vịt không đẹp bằng nuôi thả vì không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.