Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho gà thịt là điều cần thiết để đảm bảo năng suất gia cầm; và hoạt động sản xuất đạt hiệu suất cao nhất. Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đạt được tiềm năng di truyền của gà đẻ hiện nay. Hơn nữa, chi phí thức ăn chiếm khoảng 65% đến 75% chi phí sản xuất trứng. Vì vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp xác định lợi nhuận và thành công tổng thể của các đàn gà đẻ siêu trứng. Điều quan trọng đó là làm cho con gà mái khỏe mạnh, có chất lượng tốt với nguồn dự trữ của cơ thể tốt.
Những sai lầm mắc phải trong giai đoạn tăng trưởng là rất khó, nếu không nói là không thể sửa chữa trên gà đẻ. Vì vậy Dinh dưỡng cho gà đẻ trứng thương phẩm nên được xem như là một khoản đầu tư trong giai đoạn đẻ trứng. Trong giai đoạn phát triển, khối lượng cơ thể và sự đồng đều về khối lượng cơ thể là những công cụ tốt nhất để quản lý chương trình dinh dưỡng; và đảm bảo sự phát triển của gà thịt. Dưới bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật xây dựng dinh dưỡng cho gà đẻ trứng trong chăn nuôi nhé!
Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ trứng thương phẩm cũng tương tự như đối với các loại gà hướng trứng khác. Tuy nhiên, gà đẻ trứng thương phẩm thường có năng suất trứng cao hơn. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ trứng thương phẩm đòi hỏi lớn hơn.
Khi nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, mục đích chính là năng suất trứng. Vì vậy, thức ăn chỉ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thì có thể đạt năng suất trứng tối đa với tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng là thấp nhất. Muốn đạt mục tiêu này, thức ăn không những phải đầy đủ theo nhu cầu. Cân bằng các chất dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo tính ngon miệng để gà ăn hết khẩu phần. Đặc biệt là đối với các đàn gà nuôi trong mùa nóng.
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Nhu cầu năng lượng của gà mái đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cần chú ý nhất đến nhiệt độ chuồng nuôi. Một số thực nghiệm cho biết, ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến nhu cầu năng lượng; và lượng thức ăn thu nhận của gà đẻ trứng thương phẩm. Khi giảm nhiệt độ chuồng nuôi từ 20oC xuống 10oC đã làm tăng nhu cầu năng lượng từ 10 – 11,43%; Lượng thức ăn thu nhận tăng 10,28 – 11,91%. Ngược lại khi tăng nhiệt độ chuồng nuôi từ 20oC lên 30oC. Đã làm giảm nhu cầu năng lượng 11,11 – 12,90% và giảm lượng thức ăn thu nhận 11,46 – 12,61%. Như vậy, cứ giảm 1oC, nhu cầu năng lượng hàng ngày của gà sẽ tăng lên khoảng 1% và giảm 1oC; nhu cầu năng lượng của gà giảm khoảng 1%.
Nhu cầu về protein, axit amin, vitamin và khoáng cũng sẽ bị thay đổi. Khi gà thay đổi lượng thức ăn thu nhận hàng ngày. Nói cách khác, chúng sẽ bị thay đổi khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi.
Cách cho gà ăn
Khi gà hậu bị đẻ lên 5% bắt đầu cho ăn theo tiêu chuẩn. Gà đẻ đạt đỉnh vào 36 tuần tuổi cho ăn 2 bữa/ngày. Thức ăn chia làm 2 bữa trong ngày (sáng 40% và chiều 60%). Mỗi ngày cho gà ăn hết cám 1 – 2h. Lưu ý vệ sinh máng ăn sạch sẽ sau khi cho gà ăn để tránh thức ăn ôi thiu, ẩm mốc gây bệnh cho vật nuôi.
Thời gian cho ăn: Sáng : 7 – 8h, ăn khoảng 40% tổng lượng cám, khoảng 3 giờ sau khi cho gà ăn. Người nuôi cần đảo cám và kiểm tra san cám để gà ăn đều. Khoảng 14h chiều, kiểm tra máng ăn cho gà ăn hết thức ăn còn lại; và sau 30 phút cho gà ăn khoảng 40% cám. Khoảng 15h chiều cho gà ăn 20% cám.
Ngoài ra, bổ sung một số loại vitamin (A, D, E…); vào khẩu phần ăn của gà bằng cách trộn vào thức ăn. Trong những ngày nắng nóng, người nuôi nên cho gà uống thêm nước điện giải và Vitamin C để giúp gà có thể giảm stress.
Dinh dưỡng rất quan trọng trong việc xác định lợi nhuận; và thành công tổng thể của các doanh nghiệp sản xuất trứng (chi phí thức ăn chiếm khoảng 65 – 75%). Do đó, người nuôi cần có kinh nghiệm cũng như phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất.