Ánh sáng có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi đối với các vật nuôi nói chung, đặc biệt là gia cầm. Ánh sáng thích hợp giúp gà con nhận được nhiều thức ăn và nước uống. Đồng thời, sự phân chia ánh sáng đều trên nền chuồng giúp gà phát triển đồng đều và khỏe mạnh. Đối với gà mái non và gà đẻ, ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp hormone sinh dục và tham gia vào quá trình này. Sự phát triển của trứng, sự trưởng thành của trứng, sự rụng trứng, sự hình thành trứng hoàn chỉnh và sinh sản.
Ảnh hưởng của ánh sáng đối với việc mổ gia cầm, ăn thịt đồng loại, chấn thương; và tích tụ xương là những vấn đề về quyền lợi động vật được quan tâm nhất đối với gia cầm. Sử dụng các mức độ ánh sáng khác nhau trong nhà có thể khuyến khích một số hành vi nhất định. Ví dụ, những khu vực mà gà trống sáng hơn vào ban ngày; và những khu vực nơi làm tổ tối hơn sẽ giúp giảm thiểu việc ăn thịt đồng loại. Để thực hiện thành công các mức độ ánh sáng khác nhau. Thì người chăn nuôi phải được đào tạo để phát hiện các vấn đề về sức khỏe cũng như sự phát triển của loài gà. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật xây dựng ánh sáng trong chăn nuôi gà thịt nhé!
Tác động
Trong chăn nuôi, điều chỉnh chương trình ánh sáng phù hợp có vai trò rất quan trọng; ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, lượng thức ăn; tỷ lệ tử vong, hiệu suất chuyển hóa thức ăn, phúc lợi gà thịt.
Ánh sáng tác động đến hành vi cắn mổ nhau, ăn thịt đồng loại, chấn thương xương. Và nằm chất đống ở gia cầm, đây là mối quan tâm lo ngại hàng đầu về phúc lợi động vật đối với gia cầm. Trong chăn nuôi gà đẻ, nếu được chiếu sáng tốt gà sẽ có bộ lông sáng đẹp. Duy trì tỷ lệ đẻ, tổng lượng trứng, trọng lượng trứng, tỷ lệ sống, tỷ lệ ấp nở ở mức ổn định; Giúp tìm được ổ đẻ đúng chỗ; Tránh được hiện tượng cắn mổ nhau.
Chương trình chiếu sáng
Tùy thuộc vào từng độ tuổi, loại gà, giống gà và độ thông thoáng chuồng nuôi khác nhau. Mà người chăn nuôi gà có chương trình chiếu sáng khác nhau cho phù hợp.
Gà con mới nở đến 3 tuần tuổi: Không chiếu sáng 24 tiếng liên tục; cứ 22 tiếng chiếu sáng thì có 2 tiếng trong bóng tối. Từ 4 – 7 ngày tuổi, chiếu 21 tiếng + 3 tiếng trong bóng tối.
8 – 14 ngày tuổi: Nên chiếu sáng ngắt quãng: Chế độ 4 + 2 (4 tiếng sáng + 2 tiếng tối) xen kẽ nhau.
Sau 2 tuần tuổi: Chỉ chiếu 10 tiếng/ngày. Sau 3 tuần, chỉ chiếu 8 tiếng/ngày. Khi gà chuẩn bị vào đẻ, tăng mỗi tuần 15 phút/ngày. Ví dụ, gà chuyên trứng từ tuần 16 chiếu 8 tiếng 15 phút; Tuần 17 chiếu 8 tiếng 30 phút; tăng lên như vậy cho đến khi đủ 16 tiếng/ngày. Lưu ý thời điểm bổ sung ánh sáng, tuyệt đối không chiếu sáng bổ sung vào buổi tối và nửa đêm. Tức là không chiếu thêm vào lúc 18 – 20 giờ hàng ngày (để cho gà ngủ, hormone LH (gây rụng trứng) hoạt động); Chỉ chiếu sáng bổ sung sau 2 giờ sáng.
Chiếu sáng rất quan trọng trong chăn nuôi
Gà hậu bị sau 14 ngày tuổi: Không được tăng quá 10 tiếng chiếu sáng/ngày. Còn gà đẻ hàng tuần phải tăng giờ chiếu sáng đạt tiêu chuẩn tối đa 16 tiếng/ngày. Có như vậy mới kích thích thành thục nhanh và đẻ trứng tốt.
Gà gần như mù màu xanh lá cây, nên sử dụng ánh sáng này khi gà mổ cắn nhau; và khi bắt, tiêm phòng, dồn đàn, cắt mỏ để tránh đàn gà bị stress nặng. Cường độ ánh sáng tối thiểu 15 lux trong giai đoạn hậu bị là tối ưu cho sự phát triển cơ quan sinh dục và sản xuất trứng tiếp theo. Khi gà đẻ, có thể thấp hơn 30 – 60 lux, nhưng tối thiểu là 20 lux là đảm bảo phúc lợi. Ðể đơn giản, khi đứng trong chuồng gà nếu đọc được báo; hoặc xòe bàn tay ra nhìn rõ gân bàn tay tức là ánh sáng quá mạnh. Nếu không đọc được báo hoặc không nhìn rõ gân bàn tay là cường độ ánh sáng phù hợp.
Ðặc điểm bổ sung ánh sáng
Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào nhiều loại hình chuồng kín hay hở, mùa hè hay đông. Ðối với gà nuôi chuồng hở, nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà; Ðối với gà nuôi chuồng kín, thời gian chiếu sáng 10 – 12 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng 5 – 10 Lux/m hoặc 1 W/m treo cao 2 m. Sử dụng loại bóng đèn ánh sáng vàng. Bắt đầu từ 16 tuần tuổi, mỗi tuần tăng 30 – 60 phút, chiếu sáng đến khi đạt thời gian 16 tiếng/ngày thì duy trì ở mức đó.
Cường độ chiếu sáng 5 – 10 Lux hoặc 1 – 2 W/m treo cao 2 m dùng bóng đèn sợi đốt, giữ nguyên như vậy trong suốt quá trình đẻ và không được giảm thời gian chiếu sáng. Khi chuyển gà lên lồng đẻ, phải tăng thời gian chiếu sáng lên 22 tiếng/ngày và duy trì trong 4 – 7 ngày để giúp gà tìm thấy núm uống, đảm bảo nhu cầu nước uống. Tuy nhiên, nếu duy trì thời gian chiếu sáng trên 22 tiếng trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng gà cắn mổ nhau do bị kích thích, hơn nữa gà mái đẻ rất thích mổ hậu môn đồng loại.
Ánh sáng phải được phân bố đều
Nếu chăn nuôi gà ở môi trường thông thoáng tự nhiên. Vào các buổi sáng mùa nóng cần cho ánh sáng mặt trời rọi vào chuồng để diệt khuẩn; làm khô chất độn và đảm bảo thông khí. Ðối với chăn nuôi gà thịt công nghiệp broiler, chiếu sáng 23 tiếng/ngày. Khi tắt đèn chú ý đề phòng gà tụm lại ngạt thở và bị chết.
Ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng với các đèn chiếu cùng loại công suất để tránh cho gà con thích tụm lại nơi có ánh sáng mạnh hơn. Các thiết bị chiếu sáng trong chuồng chăn nuôi gà phải được lau chùi sạch bụi thường xuyên, nếu đèn bị bụi bám thì cường độ chiếu sáng sẽ bị giảm 50 – 60%.