Vịt xiêm là giống vịt có tốc độ tăng trưởng nhanh nên rất phổ biến trong chăn nuôi. Loài vịt xiêm có thể chăn thả thành đàn hoặc có thể nuôi tại chuồng trại. Tuy rằng vịt xiêm là giống nhanh lớn nhưng việc chăn nuôi vẫn phải đảm bảo kỹ thuật thì mới có thể mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó, đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi bao gồm môi trường sống, chế độ dinh dưỡng,… Đối với việc chăn nuôi vịt xiêm, sẽ được chia thành từng giai đoạn sẽ có cách thức chăm sóc khác nhau. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi vịt xiêm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các kỹ thuật cần phải đảm bảo trong chăn nuôi vịt xiêm
Vịt Xiêm dễ nuôi, kháng bệnh tốt, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao; thịt có màu đỏ thơm ngon, hấp dẫn. Lúc trưởng thành con trống có trọng lượng: 4 – 6 kg, con mái từ 3 – 4 kg. Sau 7 – 8 tuần nuôi là có thể giết thịt. Có thể cho vịt Xiêm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với các loại phụ phẩm nông nghiệp để tiết kiệm chi phí.

Môi trường sống
Chuồng nuôi: thường nuôi trên chuồng sàn gạch, sàn xi măng, sàn dưới, mật độ thay đổi theo lứa tuổi. Tuần thứ 1: 14 – 15 con/m2, tuần thứ 2: 10 – 12 con/m2, tuần thứ 3: 6 – 7 con/m2, các chất độn chuồng thường sử dụng: trấu, rơm, cỏ khô. Trong 3 tuần đầu có thể không cần sử dụng chất độn chuồng. Từ tuần 4 trở đi lần đầu rải chất độn chuồng dày khoảng 8 – 10 cm. Sau đó định kỳ rải thêm chất độn chuồng khô (tùy mức độ dơ của chất độn chuồng).
Nhiệt độ chuồng nuôi: nên bố trí sao cho nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, nhất là trong thời gian 3 tuần đầu tiên. Nhiệt độ thích hợp trong ô chuồng 3 tuần đầu tiên như sau: Tuần thứ 1: 25 – 30 0C, tuần thứ 2 và thứ 3 là 23 -17 0C. Có thể dùng bóng đèn điện, lò sưởi điện, sưởi ga để sưởi ấm. Vịt Xiêm cần chiếu sáng liên tục trong ngày. Có thể sử dụng một bóng đèn điện 60W chiếu sáng cho 12 m2 nền chuồng.
Chế độ dinh dưỡng
Thường thì nuôi vịt xiêm khoảng 7-8 tuần là có thể mổ lấy thịt. Vì thế cách nuôi vịt xiêm mau lớn chính là chú ý chế độ ăn uống của vịt.Thức ăn cho vịt xiêm không nhiều. Khi nuôi vịt xiêm thì chế độ ăn và uống của chúng ở các tuần sẽ tăng lên. Thường thì 1 con vịt xiêm trong tuần đầu tiên chỉ ăn hết 30gr/ngày và 0,22 lít nước/ngày. Trong tuần tuổi thứ 2 thì sẽ ăn hết 110 g thức ăn và 0,6 lít nước/con/ngày. Trong tuần thứ 3 thì lượng thức ăn và nước uống của 1 con vịt xiêm tiêu thụ là 170g – 0,66 lít. Ở tuần thứ 4 là 190 g, 0,68 lít. Tuần thứ 5 là 210g, 0,85 lít. Tuần thứ 6 là 230g, 1,2 lít. Và tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 là 260g, 1,5 lít.

- Máng ăn: dùng máng ăn tự động, đổ thức ăn vào máng mỗi ngày một lần.
- Thức ăn hỗn hợp và nước uống ở từng giai đoạn nuôi: Tuần 1, lượng thức ăn bình quân 30g/con/ngày, nước uống 0,22 lít/con/ngày; tuần 2: 110 g, 0,6 lít, tuần thứ 3: 170 g – 0,66 lít, tuần thứ 4: 190 g, 0,68 lít, tuần thứ 5: 210 g, 0,85 lít, tuần thứ 6: 230 g, 1,2 lít, tuần thứ 7-8: 260 g, 1,5 lít.
Phòng tránh bệnh tật cho vịt xiêm qua từng giai đoạn
Chương trình phòng bệnh:
- 1 – 2 ngày tuổi: phòng bệnh viêm rốn, E.coli, thương hàn, tăng cường chức năng gan. Sử dụng Imequyl 20%, liều dùng 1 ml cho 15 kg thể trọng, Heparenol (2 ml/lít nước uống).
- 5 – 7 ngày tuổi: pha Vitaperros vào nước uống để cung cấp các loại vitamin cần thiết. Liều dùng 1 g/10 lít nước uống.
- 10 ngày tuổi: tiêm dưới da hay tiêm bắp vacxin dịch tả vịt Vaxiduk với liều dùng 0,5 ml/con.
- 14 – 15 ngày tuổi: pha vào nước uống để bổ sung chất khoáng. Và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2 ml/lít).
- 21 – 23 ngày tuổi: pha vào nước uống Super Layer (2 g/lít) để cung cấp Vitamin, nhất là Vitamin nhóm B.
- 28 ngày tuổi: tái chủng ngừa vacxin dịch tả Vaxiduk, tiêm dưới da hay tiêm bắp với liều dùng 0,5 ml/con
- 29 – 30 ngày tuổi: chống stress, giải độc gan và tăng cường chức năng thận bằng cách pha vào nước uống Phosretic (1g/lít), Heparenol (2ml/lít)
- 35 – 36 ngày tuổi: pha vào nước uống Vitaperos (1 g/10 lít) để bổ sung các Vitamin
- 43 – 45 ngày tuổi: pha vào nước uống để bổ sung chất khoáng và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2ml/lít).
- 56 – 57 ngày tuổi: pha vào nước uống Vitaperos (1 g/10 lít)