Chăn nuôi gia cầm, nhất là gà thịt, rất vất vả, nhất là vào mùa nắng nóng. Bởi gia cầm không những không có tuyến mồ hôi để tránh nóng. Mà còn có bộ lông “ủ ấm” khiến chúng càng khó chịu vào mùa hè. Nhiệt độ cao làm giảm lượng thức ăn của gà, giảm sản lượng; giảm khối lượng trứng, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người chăn nuôi. Trong chăn nuôi, nuôi gà thịt không khó, nhưng để nuôi thành công; và mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất thì người chăn nuôi phải tìm hiểu kỹ thuật và áp dụng vào thực tế chăn nuôi của gia đình. Nhất là vào những mùa chăn nuôi, nắng nóng.
Gà là loại gia cầm không ưa nhiệt vì cơ thể chúng có đặc điểm là lông dày. Và không có tuyến mồ hôi để thoát nhiệt. Vì vậy, vào mùa hè, khi nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng, gà đẻ sẽ có biểu hiện say nắng như khó thở, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh như dịch tả,… Nếu xảy ra hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của gà. Thậm chí, nếu nhiệt độ quá cao mà người dân không có biện pháp làm mát thì gà sẽ chết vì nóng. Và bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật chăm sóc gà đẻ mùa nóng nhé!
Chuồng trại
Nhiệt độ cao làm gà kém ăn, giảm năng suất cũng như khối lượng trứng; ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Ðối với những hộ có ý định chăn nuôi gà đẻ, để hạn chế tác động của nắng nóng; cần thiết kế chuồng cao ráo, thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè, tránh được mưa tạt, gió lùa.
– Hướng chuồng tốt nhất là hướng Nam hoặc Ðông Nam, tránh bức xạ mặt trời.
– Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát.
– Mái nhà thiết kế đạt tiêu chuẩn chuồng trại chăn nuôi gà, cách mặt đất ít nhất 2 m. Nên lợp mái mũi hoặc mái chồng để lưu thông không khí được tốt. Chọn loại vật liệu lợp mái không nên quá nóng (có thể lợp mái ngói; trên đó phủ một lớp mái lá và bên dưới mái phía trong chuồng. Thì phủ một lớp bạt chống nóng. Tránh dùng mái quá nóng như mái fibro xi măng).
– Ðối với chuồng kín, hệ thống quạt thông gió và giàn mát lắp đặt hợp lý. Sao cho thông thoáng nhất và giảm được lượng khí độc lưu thông trong chuồng.
– Mặt tường ngoài của dãy chuồng nên sơn (quét vôi, ve) màu trắng để giảm bức xạ nhiệt.
Chăm sóc
Vào mùa hè nên giảm mật độ nuôi, đặc biệt là nuôi tập trung. Ðối với gà giống, gà đẻ nên nuôi với mật độ 3 – 5 con/m2.
Cần chú ý hàm lượng các vi chất trong thành phần thức ăn đối với gà đẻ. Bổ sung thêm 1,5% protein (đậu nành) tỷ lệ khoảng 18% trong khẩu phần thức ăn; ngũ cốc (ngô) không quá 50 – 55%, bảo đảm sự cân bằng amino axit. Tăng cường khẩu phần thức ăn xanh như rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin,… Tăng thành phần đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần.
Những đợt nắng nóng kéo dài, thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn tinh; thức ăn hỗn hợp thường cho ăn vào ban ngày chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát trong ngày.
Sử dụng hợp lý các thức ăn chứa khoáng chất trong những ngày hè nóng nực; gia tăng hàm lượng phốt pho thích hợp trong thức ăn hàng ngày của gà (phốt pho có tác dụng giải nhiệt, giảm căng thẳng cho gà). Ðồng thời hàm lượng sắt trong thức ăn cho gà cũng có thể tăng lên tới 3,8 – 4% để cố gắng làm cân bằng hàm lượng sắt – phốt pho, duy trì tỷ lệ sắt:phốt pho là 4:1.
Luôn cung cấp đủ nước cho gà
Ðảm bảo thường xuyên có đủ nước mát cho gà uống, không làm ẩm ướt nền chuồng. Tăng lượng nước và máng uống để luôn cấp đủ nước sạch cho gà uống. Ðường ống dẫn nước và bể nước có thể xây ngầm hoặc có mái cách nhiệt để giữ cho nước càng mát càng tốt vì nước mát sẽ giúp cho gà hạ thấp được nhiệt độ trong cơ thể.
Ðể chống stress nhiệt cho gà đẻ, tốt nhất trong những ngày nắng nóng cần bổ sung vào nước uống Vitamin C, B – Complex, các chất điện giải bằng cách pha vào nước uống nhằm tăng cường sức đề kháng.
Bổ sung thêm muối cacbonat vào thức ăn, nước uống để giảm hiện tượng thở gấp ở gà khi thời tiết nóng, nhiệt độ cao. Ðặc biệt bổ sung Methionine D, L để tăng khả năng tiêu hóa.
Bổ sung thêm canxi giúp gà tăng khả năng ăn vào cũng như mức canxi tiêu thụ. Giúp gà tăng sản lượng trứng cũng như chất lượng vỏ trứng.
Hạn chế vận chuyển gà khi trời nắng nóng, nếu phải vận chuyển đi xa thì cần có dụng cụ chuyên dụng và mật độ hợp lý, trong quá trình vận chuyển phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho gà.
Phòng bệnh
Tăng cường vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Nền chuồng phải sạch, chất độn chuồng trải mỏng, định kỳ thay chất độn chuồng sao cho luôn khô ráo, sạch mầm bệnh.
Ðảm bảo cống rãnh phải sạch, không đọng phân, nước.
Thường xuyên theo dõi phát hiện sớm bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bênh lây lan. Trong đó cần lưu ý các bệnh đường tiêu hóa, người nuôi nên chủ động cho gà ăn, uống thuốc ở liều phòng bệnh.
Ðịnh kỳ phun thuốc sát trùng để phòng ruồi, muỗi, bọ mạt… là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè.