Gà Đông Tảo, còn được gọi là gà Đông Cảo, là một giống gà quý hiếm; có nguồn gốc ban đầu ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Những năm gần đây, gà Đông Tảo được nhiều người biết đến như là một loại thực phẩm hảo hạng. Sở dĩ nói như vậy vì thịt của giống gà này thơm ngon, có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món gỏi, món hấp khác nhau,… Vì thế mà ngày nay càng có nhiều trang trại nuôi giống gà này. Để có thể nuôi được giống gà truyền thống quý hiếm này thì bà con cần phải biết cách nuôi để gà phát triển khỏe mạnh. Hôm nay, trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ một số kỹ thuật làm chuồng nuôi gà Đông Tảo thuần chủng để giúp bà con chăn nuôi tốt hơn.
Đặc điểm của gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo có kích thước khá lớn, dáng bệ vệ; trung bình 1 con có thể nặng từ 3.5 – 4.5kg. Người ta thường ví loài gà này giống như “dũng sĩ”. Bởi nó có cái đầu oai vệ, cặp chân to, thô, rất vững chãi, da đỏ. Toàn thân được tô điểm bởi lớp lông màu tím pha đen đặc trưng.
Tuy có hình dáng trông hơi “đáng sợ” nhưng thịt của gà Đông Tảo rất ngon. Chất thịt mềm ngọt, không quá dai lại không có gân nên được rất nhiều người yêu thích. Với thịt gà Đông Tảo, người ta có thể dùng để bóp thính, hầm thuốc bắc; hay đơn giản là hấp lên chấm với muối tiêu chanh đều ngon hết sẩy.
Những lưu ý khi làm chuồng cho gà Đông Tảo
Để có thể nuôi được giống gà quý hiếm này đạt chất lượng cao; bà con có thể nuôi theo cách thả vườn hoặc nuôi nhốt theo quy mô công nghiệp. Nhưng cách tốt nhất thì bà con nên nuôi thả vườn. Bởi giống gà chân to này là loại gà rất hoạt bát. Chúng sẽ lớn nhanh hơn khi thả vườn. Hơn nữa việc chăn nuôi thả vườn thì sẽ mang lại chất lượng thịt ngon hơn, gà sẽ to khỏe hơn.

Khi làm chuồng cho gà thì bà con cần lưu ý chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm; không bị đọng nước. Tốt nhất bà con nên xây nền cao hơn so với mặt đất. Và cho trấu vào để làm nơi cho gà ngủ. Nếu nuôi trong môi trường nuôi nhốt bà con nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau; đảm bảo cả đàn gà đều phát triển đồng đều.
Vệ sinh sạch sẽ để tránh bệnh dịch. Bà con có thể dùng thuốc khử trùng chuồng trại có bán ở các nhà thuốc thú y để phun – xịt, xác khẩu 2 tuần 1 lần.
Hướng dẫn cách làm lồng úm cho gà con
Làm lồng úm cho gà mới nở chú ý giữ kín gió và không để gà bị lạnh. Lồng úm gà có kích thước cho 100 gà con: 2m x 1m x 0,5m. Cần bao quanh kín lồng úm và đặt đèn chiếu sáng hợp lí; giúp chuồng gà luôn ấm, tránh gà bị nhiễm bệnh. Lồng úm cần phải tránh được gió lùa vào để gà không nhiễm lạnh. Gà mới nở cơ thể còn yếu và lông tơ ít. Nên khả năng nhiễm bệnh và chết dần cao hơn với các giống gà khác. Nên cần chú ý trong khâu làm lồng úm.
Trước khi cho gà mới nở vào lồng úm, lồng úm phải được sát khuẩn bằng thuốc sát khuẩn và vệ sinh chuồng sạch sẽ hơn.
Hướng dẫn làm chuồng cho gà đang phát triển
- Nơi làm chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát, tránh mưa gió tạt vào quá nhiều. Và tránh chim chuột vào ban đêm.
- Xây nền chuồng cao hơn nền mặt đất giúp tránh mưa ngập và khí lạnh từ đất. Đồng thời phủ lớp trấu lên nền chuồng cho gà ngủ được ủ ấm.
- Xây vách chuồng nên xây cao lên khoảng 0.5 m, dùng gạch xây cho chắc chắn. Để ngăn gà không bay qua lại giữa các ô chuồng nên dựng vải nilon trên trần ô chuồng. Dựng lưới nilong lên cao khoảng 3m trở lên là tốt nhất.
- Dựng sào đậu cho gà ngủ. Sào đậu cần cách nền chuồng khoảng 40 -50 cm; mỗi sào cách nhau 50 cm, cách tường khoảng 25cm. Sào đậu cho gà làm từ tre hoặc nứa là tốt nhất.
- Các máng ăn và uống phải đặt xen kẽ nhau. Với máng uống có thể đặt một đường ống dẫn nước từ một bình nước khoảng 3 – 4 lít nước cho chảy nhỏ giọt xuống máng cho gà uống. Như vậy không cần phải tiếp nước quá nhiều cho gà. Chiều dài máng khoảng 10cm.
Chú ý: Trong suốt quá trình chăn nuôi gà Đông Tảo thuần chủng, bạn sẽ cần phải chế biến rất nhiều thức ăn cho gà, trong quá trình chế biến đó sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy bạn nên sử dụng máy xay nghiền thức ăn chăn nuôi nhằm hỗ trợ bạn trong suốt quá trình chăn nuôi này, giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian.