• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
Thứ Ba, Tháng Mười 3, 2023
Tin nóng Nông Nghiệp 24/7
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Chăn Nuôi
No Result
View All Result
Home Thú y Các bệnh ở gà thịt

Điều trị và phòng ngừa bệnh thương hàn trên gà hiệu quả

Ngọc Thắng by Ngọc Thắng
21/10/2021
in Các bệnh ở gà thịt, Thú y
0
Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn ở gà là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng

Bệnh thương hàn ở gà là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng

Đối với người chăn nuôi gia cầm, ngoài việc chọn nguồn gà đảm bảo khỏe mạnh khi chăn nuôi còn phải đảm bảo gia cầm không bị mắc các loại bệnh ảnh hưởng đến năng suất và giá trị. Bệnh thương hàn do vi khuẩn salmonella gây ra ở gà, là vi khuẩn gram âm, bất động, không có ranh giới mô và không có bào tử. Sức đề kháng tương đối yếu: 2% formalin diệt vi khuẩn trong 1 phút, thuốc tím 1% diệt vi khuẩn nhanh chóng. Gây ra bệnh thường gặp ở gà mái hơn gà trống. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin các bệnh ở gà qua bài viết sau.

Mục Lục

  • Các triệu chứng cùng cách phòng và điều trị bệnh thương hàn trên gà
    • Nguyên nhân có bệnh thương hàn trên gà
    • Triệu chứng của gà mắc bệnh thương hàn
      • Ở gà con
      • Ở gà trưởng thành
    • Phòng bệnh thương hàng ở gà
    • Cách điều trị bệnh
  • Kết luận

Các triệu chứng cùng cách phòng và điều trị bệnh thương hàn trên gà

Bệnh thương hàn (Salmonellosis) ở gà là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

Nguyên nhân có bệnh thương hàn trên gà

Bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra. Bệnh có thể lây lan từ mẹ sang con và truyền giữa các con gà trong đàn. Vi khuẩn từ buồng trứng xâm nhập vào phôi hoặc từ lỗ huyệt lây lan qua vỏ trứng, rồi vào trong máy ấp trứng và truyền lây cho gà con. Quá trình lây truyền ngang có thể xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với cá thể bệnh hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc với thức ăn, nước uống, chất thải hay dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh.

Bệnh thương hàn trên gà
Bệnh thương hàn trên gà do vi khuẩn gam âm Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra

Triệu chứng của gà mắc bệnh thương hàn

Mỗi lứa tuổi gà khi mắc bệnh thương hàn sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Ở gà con

Gà bị tiêu chảy, phân trắng xuất hiện chất nhày, đặc biệt là vùng lông xung quanh hậu môn dính phân bết lại. Túi lòng đỏ không tiêu có mùi hôi khắm, trong có chứa chất nhầy màu trắng. Giải phẫu thấy gan và lá lách sưng to, xuất hiện nhiều điểm hoại tử có màu trắng lấm tấm.

Quan sát thấy thận gà sung huyết đỏ, phổi tim và thành dạ dày có nhiều điểm trắng xám nhạt. Màng ngoài bao quanh tim có chứa nhiều dịch rỉ vàng. Ruột viêm với các mảng trắng trên niêm mạc ruột. Gà có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 – 4 ngày, ở thể cấp tính tỷ lệ chết cao, từ 70 – 100%.

Ở gà trưởng thành

Thường có biểu hiện tiêu chảy phân loãng màu xanh, khát nước, mào nhợt nhạt. Gà mái bị bệnh xoang bụng tích nước do viêm buồng trứng và viêm phúc mạc, bụng gà trễ xuống. Gà ốm yếu, giảm ăn, sụt cân. Với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm, ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm, nang trứng méo mó dị hình. Gà trống bị bệnh thì chủ yếu là viêm dịch hoàn.

Phòng bệnh thương hàng ở gà

Chọn con giống hay trứng ấp phải được nhập từ những cơ sở đủ uy tín, không có bệnh. Sát trùng chuồng trại, rửa dọn chuồng nuôi, dụng cụ. Không để phân bẩn tích tụ trong trại nuôi, phun sát trùng 1 – 2 lần/tuần.

Chuồng trại không được quá nóng hay lạnh. Không được quá ẩm thấp, bẩn, nước đầy đủ và luôn sạch… Chú ý đến mật độ nuôi hợp lý. Dùng formol xông lò ấp trứng để tiêu diệt mầm bệnh.

Thường xuyên kiểm tra vệ sinh máng ăn, máng nước. Bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin để tăng sức đề kháng cho gà. Chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng giai đoạn, từng giống gà khác nhau.

Nên định kỳ xét nghiệm bệnh, chẩn đoán và sàng lọc những con bị nhiễm bệnh. Bằng phương pháp PCR, từ đó cách ly và có các biện pháp phòng trị hiệu quả, kịp thời.

Cách điều trị bệnh

Gà có các triệu chứng bệnh
Gà có các triệu chứng bệnh cần cách ly ra một khu vực riêng để điều trị

Khi phát hiện gà có các triệu chứng bệnh cần lập tức cách ly những con yếu; bệnh ra một khu vực riêng để điều trị. Sau đó, khử trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi liên quan và ở gần khu vực phát bệnh. Người nuôi có thể sử dụng các loại thuốc sau để điều trị:

Những con gà bị bệnh, dùng Tetracyclin hoặc Oxytetracyclin. Trộn vào khẩu phần thức ăn cho đàn gà ăn liên tục trong 3 – 5 ngày. Những con có biểu hiện yếu thì tách ra, dùng thuốc Spectinomycin để tiêm. Đồng thời tiêm thuốc trợ sức trợ lực như Vitamin B1, Vitamin C và cafein.

Ngoài ra cũng cần bổ sung thuốc trợ lực cho đàn gà khỏe như Glucose kết hợp Vitamin ADE. Men tiêu hóa và thuốc giải độc gan thận hòa với nước cho gà uống từ 10 – 15 ngày. Để tăng cường sức đề kháng cho đàn gà nuôi.

Kết luận

Với bệnh thương hàn, thời gian phục hồi lại phong độ của gà khá dài. Nên bà con không nên quá vội vàng khi thấy gà vừa hết bệnh. Là ngừng việc chăm sóc, bổ sung vitamin cho gà. Và đặc biệt là không tiếp tục quan sát bệnh.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh thương hàn ở gà. Các triệu chứng và bệnh tích của bệnh thương hàn gà. Cách phòng bệnh và trị bệnh cảm thương hàn, những lưu ý để gà bị bệnh thương hàn nhanh khỏi bệnh, phục hồi bệnh nhanh và không bị tái bệnh trong đàn.

Tags: bệnh ở gàBệnh thương hànPhòng trị bệnhThú Y
Previous Post

Bệnh Niu-cát- xơn: Cách xử lý và phòng tránh bệnh trên gà

Next Post

Tìm hiểu phương pháp nuôi ốc nhồi thương phẩm lợi nhuận cao

Ngọc Thắng

Ngọc Thắng

Next Post
Mô hình nuôi ốc nhồi hiệu quả kinh tế cao

Tìm hiểu phương pháp nuôi ốc nhồi thương phẩm lợi nhuận cao

Please login to join discussion
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright by supritz.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright by supritz.com