Hình thức nuôi lươn hiệu quả và phổ biến hiện nay là nuôi trong bể không bùn, có phối giống nhân tạo và sử dụng thức ăn viên. Hình thức nuôi này có những ưu điểm: Cỡ giống đồng đều, chất lượng con giống ổn định, sử dụng được thức ăn viên cho tỷ lệ sống cao, thuận tiện trong quá trình nuôi; Đặc biệt, mô hình này tốn ít diện tích, phù hợp với những hộ ít đất sản xuất, phù hợp với cả đô thị, ít tốn thời gian, dễ áp dụng kỹ thuật, cho thu nhập cao. Dù bạn nuôi lương ở những hình thức nào thì cũng không tránh khỏi việc lượn bị bệnh. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu đến các bạn về căn bệnh viêm ruột ở lươn và những cách phòng tránh và điều trị.
Những triệu chứng và nguyên nhân khi lươn bị bệnh viêm ruột
Bất cứ ngành chăn nuôi nào cũng cần có sự hiểu biết nhất định, nuoi lươn cũng vậy. Để có thể đạt năng suất cao. Thì người nuôi cần nắm được những kiến thức cơ bản về các bệnh như sau:

- Những con lươn bị bệnh sẽ tự động tách đàn bơi riêng lẻ, và bơi một cách chậm chạp. Thường ăn yêu hoặc bỏ ăn, phần thân của lươn sẽ phát đen. Phần đầu là phát đen rõ hơn, phần bụng của lươn sẽ xuất hiện ban đỏ.
- Nếu đem những con lươn bị nhiễm đi phẫu thuật ruột. Chúng ta có thể nhìn thấy đường ruột cục bộ của lươn bị xuất huyết phát viêm. Bên trong đường ruột không có thức ăn.
- Phần hậu môn bị sưng đỏ. Nếu lấy tay ấn nhẹ vào phần bụng sẽ thấy có dịch màu vàng hoặc dịch màu đỏ tiết ra.
- Bệnh viêm ruột ở lươn do khuẩn Aeromonas (hay còn gọi là khí đơn bào) có hình dạng chấm vi khuẩn gây nên.
Mùa hè là mùa bệnh viêm ruột dễ lây lan nhanh nhất
Mùa hè là mùa bệnh viêm ruột dễ lây lan nhanh nhất. Hoặc nếu lươn ăn phải thức ăn hư hỏng bị biến chất hay tình trạng của lươn no đói không đều, hoặc do ký sinh trùng ký sinh trong đường ruột đều có thể gây ra bệnh cho lươn. Nhiệt độ nước từ 25 đến 30 độ C là nhiệt độ khiến bệnh viêm ruột dễ lây lan nhanh nhất.
Tác hai nghiêm trọng khi lượn bị viêm ruột. Bệnh có tốc độ truyền nhiễm mạnh. Thời gian nhiễm bệnh tương đối ngắn. Làm cho lươn bị nhiễm bệnh viêm ruột có tỷ lệ chết cao, gây thua lỗ cho người nuôi.
Những phương pháp điều trị bệnh viêm ruột cho lươn
- Cần tăng cường quản lý chặt chẽ ao nuôi. Không để cho lươn ăn những loại thức ăn đã bị biến chất, kịp thời loại trừ khỏi ao nuôi lươn những thứ thức ăn dư thừa.
- Dùng vôi bột với liều lượng 30g/m3 để tiêu độc, làm cho sạch sẽ ao nuôi.
- Số lượng giun dùng để cho lươn ăn cần tạm thời nuôi vài ngày, để cho giun có thể nhả hết các loại chất bẩn trong ruột giun ra, mỗi kg giun cần dùng 12g Tetramycin để tiêu độc, sau 30 phút cho giun ăn, để tránh các loại virus chui vào.
- Khi phát hiện có những con lươn chết thì phải ngừng ngay việc cho lươn ăn và dùng thuốc Tetramycin để tiêu độc.
- Trộn trực tiếp chế phẩm sinh học EMINA vào thức ăn của lươn để lươn nâng cao sức đề kháng, phòng chống được các bệnh gây hại.

Khi phát hiện lươn chết phải ngừng cho ăn và dùng tetramycin để tiêu độc.
Phương pháp trị liệu: Kết hợp dùng thuốc trong và dùng ngoài. Dùng ngoài thường dùng bột tẩy hoặc vôi bột xả toàn ao. Bột compound sulfadiafine trộn thức ăn cho ăn. Lượng 1 lần, mỗi kg thể trọng 0,3g (tính theo 5% lượng thức ăn. Mỗi kg thức ăn dùng thuốc này 6g) mỗi ngày 2 lần, dùng liền 5 – 7 ngày. Lượng dùng lần đầu gấp đôi. Bột địa miên thảo trộn thức ăn cho ăn. Mỗi kg thể trọng 5 – 10g, dùng liền 5 – 7 ngày.