Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị mang lại kinh tế cao cho người nuôi. Thịt thơm ngon, chúng được nuôi phổ biến ở các nước khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở nước ta đang phát triển mạnh và rầm rộ.
Riêng tỉnh Cà Mau đa dạng hóa đối tượng nuôi, năm 2013 với nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (thuộc dự án phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ), Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Cà Mau đã triển khai mô hình nuôi cá mú trong ao đất, quy mô 7.000 con giống, với 2 hộ tham gia trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, Sau 9 tháng thả nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cụ thể sau khi trừ hết chi phí mỗi hiệp hội thu mua lãi hơn 100 triệu đồng.
Chínhnh vì vậy nhiều người dân đua nhau nuôi cá mú không có bài bản, đến cá chết và thiệt hại về kinh tế lẫn tinh thần. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một căn bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú để các bạn có thể nhận biết trong quá trình nuôi cá để có mẻ cá tốt nhất nhé.
Bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú (Bệnh Cá Bơi Xoắn)
Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hoại tử thần kinh ở các loài cá biển (Viral nervous necrosis- VNN). Bệnh này còn có một số tên gọi khác như: Bệnh virus viêm màng lưới não của cá biển, bệnh cá bơi xoắn, bệnh cá mú liệt, bệnh cá điên…

Đây là bệnh nguy hiểm trong nuôi cá biển. Bệnh gây chết nhiều ở giai đoạn cá con. Đặc biệt là cá dưới 20 ngày tuổi. Bệnh phát triển mạnh vào mùa có nhiệt độ cao. Tác nhân gây bệnh là vi rút Nodavirus ký sinh trong tế bào chất của các tế bào thần kinh ở não và ở võng mạc mắt.
Biểu hiện của căn bệnh
Dấu hiệu bệnh lý: Cá dưới 20 ngày tuổi bị bệnh không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Cá 20 – 45 ngày tuổi bị bệnh có dấu hiệu yếu. Bơi gần tầng mặt. Cá 45 – 120 ngày tuổi. Khi bị bệnh bơi không định hướng, quay tròn hoặc xoáy trôn ốc. Kém ăn hoặc bỏ ăn, thân đen xám. Đặc biệt đuôi và các vây chuyển màu đen, bóng hơi căng phồng. Cá bị bệnh hoạt động yếu, hôn mê, đầu treo trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy bể hoặc đáy lồng. Nếu mổ cá sẽ thấy ruột không có thức ăn. Nhưng chứa đầy chất dịch màu xanh hay màu nâu nhạt, lá lách có chấm đỏ.
Cá mẹ bị bệnh có thể truyền nhiễm sang cá con. Virus từ cá bệnh có thể theo dịch tiết vào môi trường nước, xâm nhập vào cá khỏe qua mang, da và miệng.
Biện pháp phòng trị bệnh
– Lựa chọn cá bố mẹ không mang virus bằng cách kiểm tra trứng cá. Trước khi cho cá đẻ bằng kỹ thuật PCR. Sát trùng bể ương và dụng cụ bằng Chlorine 100 ppm 1 tuần/lần. Rửa kỹ lại bằng nước sạch trước khi sử dụng. Loại bỏ những đàn cá bột khi đã phát hiện VNN dương tính (+) thông qua kỹ thuật PCR. Tăng hoạt động trao đổi nước trong bể ương ấu trùng để đảm bảo môi trường tốt và loại bỏ bớt tác nhân.

– Đối với cá nuôi lồng bè trên biển. Vẫn biết rằng thả giống kích cỡ nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng do nguy cơ của bệnh VNN gây tác hại lớn ở giống cỡ nhỏ. Vì vậy khuyến cáo bà con thả giống cỡ lớn để hạn chế tác hại của bệnh VNN.
Dùng vắc-xin và các chất kích thích miễn dịch AMINO PHOSPHORIC ACID là giải pháp có hiệu quả nhất để phòng bệnh này.