Cá mú, đặc biệt là cá mú nâu (Epinephelus coioides) là đối tượng nuôi phổ biến ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Quảng Ninh và Hải Phòng do tốc độ lớn nhanh, thịt thơm ngon và có nhiều con giống. Cung cấp cho người chăn nuôi ổn định. Mặc dù nghề nuôi cá mú mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi cá biển nhưng nguy cơ dịch bệnh bùng phát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi cá mú. Ngoại ra cá mú còn rất dễ bị những căn bệnh khác hãm hại. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn một căn bệnh lở loét, xuất huyết ở cá mú
Bệnh cá mú bị lở loét, xuất huyết
Có nhiều nguyên nhân gây thiệt hại cho nghề nuôi cá mú. Trong đó có nguyên nhân bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. gây chết cá nuôi.
Vibrio là một chi của vi khuẩn Gram âm. Sở hữu một hình cong-que (dấu phẩy). Nên người ta còn gọi là “phẩy khuẩn”. Tất cả các thành viên của chi là cử động dể dàng và có cực roi với lớp vỏ. Các loài Vibrio thường có hai nhiễm sắc thể. Đây là điều khác biệt của Vibrio với các vi khuẩn khác. Mỗi nhiễm sắc thể có nguồn gốc sao chép riêng biệt, độc lập, và được bảo tồn cùng nhau theo thời gian trong chi.
Biểu hiện của căn bệnh
Cá mú bị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. gây ra thường có các biểu hiện khác nhau như: Hiện tượng mắt lồi và mù mắt hay hiện tượng lở loét, xuất huyết cơ thể.
Trong đó, hiện tượng lở loét, xuất huyết cơ thể ở cá là chủ yếu với các biểu hiện da cá sẫm màu. Xuất hiện các đốm đỏ trên thân và tại các đốm đỏ này. Bắt đầu lở loét dần dần và lan rộng ra xung quanh. Cùng với đó là sự xuất huyết miệng, vây, hậu môn và đuôi cá.
Cá thường bơi gần mặt nước, sát bờ ao hay lưới lồng nuôi. Ở một số trường hợp cá bị bệnh nặng khi giải phẫu nội tạng có thể nhìn thấy gan cá có màu nhợt nhạt hay có chất dịch trong xoang bụng. Cá bệnh khả năng bắt mồi của cá kém đi. Từ đó làm cá yếu dần và chết. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa hè và nhất là vào lúc giao mùa, gây tỉ lệ chết cao.
Quá trình lây truyền
Quá trình lây truyền: Sự lây lan của bệnh do Vibrio gây ra có tương quan với độ mặn cao (30-35ppt). Bệnh có thể lây truyền qua nước hoặc từ cá tạp khi cho cá mú ăn. Nhiễm trùng dễ có khả năng khi cá bị nhiễm ký sinh trùng khác. Hoặc chấn thương cơ học trong quá trình vận chuyển và phân loại.
Biện pháp phòng trị bệnh
Cần tránh làm trầy xước cá trong quá trình thả, lấy mẫu, thay lưới. Phân loại hoặc thả nuôi với mật độ quá đông. Chất lượng nước phải được quản lý tốt, và duy trì khử khuẩn, thay nước đều đặn.
Phòng trị các loại ký sinh trùng, ngoại ký sinh. Nhằm hạn chế quá trình xâm nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh Vibrio sp. bằng SANTA-ATC: 500ml/ 2.000 m3 nước. Định kỳ 10 ngày 1 lần.
Nếu phát hiện cá nhiễm vi khuẩn Vibrio sp. Thì dùng thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm để điều trị bằng AQUAFLO + NORFLO: dùng liên tục 3-5 ngày.