Việc chăn nuôi gà vô cùng khó khăn trong các khâu ăn uống, dinh dưỡng, phòng trị bệnh cho gà. Nếu không biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng gà cho thật tốt thì gà thường rất dễ mắc các bệnh còi cọc, gầy gò, xanh xao, suy nhược cơ thể. Khiến làm giảm năng suất chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi gia đình hoặc những trang trại chăn nuôi. Nhất là khi gà bị mắc bệnh giun sán, loại giun sán thường sống ký sinh trong đường ruột. Giun sán càng nhiều càng dễ bị hút bớt các chất dinh dưỡng có sẵn bên trong cơ thể gà. Thậm chí còn dẫn đến tình trạng gà bị thủng ruột. Vậy làm sao để ngừa bệnh này? Hãy xem bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn các ngừa giun sán cho gà nha.
Các dấu hiệu nhận biết khi gà mắc bệnh giun sán
Người chăn nuôi gà nên chú ý vào những triệu chứng sau đây để có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh giun sán. Đó chính là, khi đàn gà có dấu hiệu chậm phát triển, xù lông, thiếu máu, mào. Hay có các biểu hiện như mặt chân nhợt nhạt. Gà ngày càng trở nên kém ăn, giảm đẻ là dấu hiệu của gà có thể bị mắc bệnh giun sán.
Gặp các biểu hiện của bệnh này, khi đó ta nên gửi phân gửi đến phòng thú y để xét nghiệm ngay. Nếu gà bị giun kim hay sán dây ta có thể quan sát đc bằng mắt thường. Hoặc nhanh hơn cả ta có thể mổ khám con gà gầy yêu nhất đàn, nếu bị giun sẽ thấy giun đũa hoặc các loại giun sán khác năm trong ruột gà rất nhiều.
Phương pháp phòng bệnh giun sán cho gà
Người chăn nuôi gà nên chú ý về những các phòng ngừa bệnh giun sán cho gà theo những phương pháp sau đây. Các loại giun sán này thường chủ yếu xuất phát từ thức ăn và đi vào trong cơ thể của gà. Vì gà có thói quen là hay đào bới đất, ăn rau. Thế nên dễ bị giun sán đi vào cơ thể. Để phòng tránh giun sán cho gà một cách tốt nhất, trước tiên thức ăn nước uống của gà nên được đảm bảo. Nhất là về chất độn chuồng phải được sạch sẽ khô ráo, phun thuốc sát trùng diệt côn trùng thường xuyên.
Gà bị mắc bệnh giun sán phải làm sao?
Nếu đàn gà mắc bệnh giun đũa: Chúng ta nên tẩy bằng Piperazin. Liều 200-400 mg/kg so với thể trọng của gà. Có thể bằng cách trộn 0,2-0,4% vào thức ăn. Pha 0,1-0,2% vào trong nước uống, Menvenbet liều 60g/ tấn thức ăn. Tẩy giun kim dùng thêm Phenotiazinvới liều 0,5g/gà dùng 1 ngày. Hoặc có thể theo nơi cơ sở sản xuất hướng dẫn. Tẩy dán cho gà đông tảo bằng cách dùng loại thuốc đặc trị là Arecolin hoặc Bromosalaxilamit (liều theo nơi sản xuất hướng dẫn). Có thể dùng Butynorate kết hợp.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cho bà con cách phòng chống bệnh giun sán cho gà. Trong quá trình chăn nuôi gia cầm, bà con cần lưu ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Thức ăn khi cung cấp cho gà cần phải được đảm bảo vệ sinh an toàn sạch sẽ hơn. Tiêm phòng bằng vacxin cho gà càng tốt khi có dấu hiệu bệnh dịch. Chúc bà con luôn có một đàn gà khỏe mạnh!