Bệnh bursal truyền nhiễm (IBD) là một bệnh nhiễm vi-rút cấp tính. Bệnh này hay lây qua gà non, tấn công chùm Fabricius nằm bên trong khu vực lỗ thông của gia cầm. IBD còn được gọi là bệnh Gumboro. Bệnh được xác định ở lần đầu tiên tại Gumboro, Delaware, vào năm 1957. IBD cổ điển được tìm thấy ở khắp thế giới. Và là bệnh thường thấy trên khắp Hoa Kỳ. IBDV là loài vi rút duy nhất thuộc chi Avibirnavirus trong họ vi rút Birnaviridae. Virus này cực kỳ cứng nó có thể tồn tại trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Bursa tạo ra các tế bào B, từ đó, sản xuất ra các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch chống lại các thách thức bệnh tật. Hệ thống tế bào B phát triển ở quá trình hình thành phôi. Đây là quá trình hình thành và phát triển phôi sau khi thụ tinh và vài tuần đầu sau khi nở. Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ về bệnh gumboro thường gặp ở gà. Theo chân chúng tôi để cùng đi vào sâu hơn thông qua bài viết sau đây.
Bệnh gumboro ở gà là bệnh gì?

Bệnh gumboro (Infections burasal disease- IBD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và gây hậu quản nghiêm trọng. Virut gumboro làm cho túi Fabracius của gà sưng lên, xuất huyết hoặc teo đi. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở làng Gumboro nước Mỹ vào năm 1957. Tỉ lệ nhiễm bệnh khá cao và tỉ lệ chết từ 10 -30%. Bệnh xảy ra từ 1 – 12 tuần tuổi, nhưng sảy ra mạnh nhất ở 3- 6 tuần tuổi. Động vật cảm thụ là tất cả các giống gà.
Virus gây bệnh gumboro
Bệnh do virut thuộc họ Binaviridae là một vi rút ARN 2 sợi. Virut có khả năng đề kháng cao ngoài môi trường nên các biện pháp sát trùng thông thường không thể tiêu diệt hết mầm bệnh ngoài môi trường. Sử dụng thuốc sát trùng Cloramin cho hiệu quả cao nhất. Khi virut tồn tại ngoài môi trường nó tăng độc lực qua mỗi lần cảm nhiễm nên cần có biện pháp để chống chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
Con đường lây lan
– Lây từ mẹ sang con
– Lây theo đường thức ăn, qua không khí
– Lây qua dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi
Khi virut xâm nhập cơ thể nó tấn công vào các tế bào limpho của ống tiêu hóa, gan sau đó đi đến túi fabricius gây nên các bệnh tích điển hình.
Biểu hiện khi gà mắc bệnh
Gà có những biểu hiện ban đầu sau nhiễm virus 2 – 3 ngày (thời gian ủ bệnh), sau đó có các biểu hiện bên ngoài như:
– Ủ rũ, giảm ăn, lông xù, run rẩy tụ lại thành từng đám.
– Tự mình quay lại cắn vào hậu môn.
– Tiêu chảy phân trắng có bọt, nhiều trường hợp có lẫn cả máu.
Biểu hiện khi mổ khám gà bệnh

Mổ khám thực hiện trên gà mắc bệnh, có những biểu hiện lâm sàng tiêu biểu hoặc ngay sau khi gia cầm chết (trong vòng 2 tiếng sau khi chết, để tránh những thay đổi bệnh tích, gây khó khăn trong công tác chẩn đoán bệnh. Ngoài ra còn có các biểu hiện như:
– Túi Fabricius sưng to tới ngày thứ thì 5 teo nhỏ.
– Thận có chứa nhiều muối urat.
Chẩn đoán phân biệt
Ta cần chẩn đoán phân biệt bệnh gumboro với một số bệnh khác dựa vào các triệu chứng và bệnh tích:
– Bệnh Newcastile
– Bệnh Cúm gia cầm
– Bệnh tụ huyết trùng
Kiểm soát bệnh gumboro
Ngoài việc sử dụng các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển trong trại ta cần chú ý tới biện pháp sử dụng vaccine phòng bệnh. Sử dụng vaccine cho hiệu quả cao nhất, lựa chọn vaccine cho trại là điều quan trọng nhất. Ngoài ra ta cần chú ý tới sức khỏe đàn gà khi làm vaccine, chủng virus, công ty sản xuất, nhà phân phối, bảo quản vaccine, kỹ thuật làm vaccine sao cho co hiệu quả cao nhất.
Xử lý khi gà mắc bệnh gumboro
– Bệnh do viruts gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
– Ta cần phát hiện gà bệnh càng sớm càng tốt và chẩn đoán chính sác bệnh gumboro.
– Việc đầu tiên khi sử lý bệnh gumboro là không sử dụng kháng sinh.
– Nên sử dụng các biện pháp bổ sung tích cực các chất điện giải, đường, vitamin, hạ sốt cho gà…