Gà chọi là giống gà được nuôi rất phổ biến hiện nay với mục đích là để chọi gà cũng như là để thịt, nó có mặt trong những trận chọi gà giúp cho con người giải trí. Nhưng để chọn lựa được một con gà tốt để ra đấu trường thì chắc hẳn là một điều vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ. Và bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu hơn về nguồn gốc và các đặc điểm của gà chọi. Cũng như cách chọn giống gà tốt thuần chủng từ đời bố và đợi mẹ sao cho tốt nhất.
Nguồn gốc
Gà nòi là gì? Loại gà như thế nào mới gọi là gà chọi thuần chủng? Làm sao để có thể phân biệt gà nòi đá gà trực tiếp, gà chọi thuần chủng? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi chưa biết cách phân biệt 2 giống gà trên. Hãy để chúng tôi cùng bạn trả lời những thắc mắc đó nhé.
Nguồn gốc: Giống gà nòi được nuôi ở rất nhiều địa phương trên cả nước. Ở miền Bắc gà nòi còn được gọi là gà chọi. Chữ “Chọi” ở miền Bắc có nghĩa là đánh lẫn nhau. Gà nòi ở miền Trung thường được gọi là gà đá. Ý nghĩa của chữ “đá” là diễn tả cách gà nòi dùng chân đá con gà đối thủ ở trong một trận đấu. Tên gọi của gà nòi ở miền Nam được giữ nguyên. Mỗi vùng miền có một tên gọi khác nhau nhưng những cái tên đó đều chỉ gà nòi.
Đặc điểm gà chọi
Đặc điểm ngoại hình: Gà trống đá gà cựa dao có lông xám, đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh. Gà mái có lông xám đá. Kích thước to, chân khá dài, cao, cổ cao, thịt đỏ và rắn chắc.
Gà chọi với đặc tính là rất “máu” đá nhau. Gà được 7 ngày tuổi đã bắt đầu biết chọi đá. Khi gà chọi nặng khoảng 1 kg thì bắt đầu rụng lông, da chuyển sang đỏ. Con trống có thân hình vạm vỡ hơn con mái với đôi chân cao chắc khỏe, cựa sắc và dài, mào to, mình dài, cổ cao, mắt sắc, da đỏ rực. Gà trống có màu lông mận chính pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu, tích và dái tai màu đỏ. Con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chỉ, mắt đen có vòng đỏ.
Mỏ gà có màu trắng ngà, màu đen, xanh lợt, mỏ của chúng ngắn nhưng mổ rất khỏe. Chân gà có màu vàng, đốm nâu, xanh lợt, trắng. Màu cựa giống với màu chân. Màu da ở phần đầu, cổ, đùi, ức, hông là màu đỏ, da dày. Ở lưng, nách, cánh là màu vàng hoặc trắng. Gà chọi có sức khỏe dẻo dai, rất thiện chiến, ít bệnh tất. Gà mái đẻ ít nên tăng đàn chậm. Trọng lượng gà trống trưởng thành từ 3 – 4 kg. Gà mái từ 2 – 2.5 kg.
Phân loại
Gà đòn Bình Định: Vóc dáng của gà đòn Bình Định cao lớn, bộ xương chắc khỏe và có cơ bắp chắc. Khả năng chịu đòn khá tốt, tính chiến đấu rất bền bỉ. Giống gà này có đặc điểm nhận dạng là phần đầu, cổ, ngực, đùi có lông nhưng rất thưa. Dòng gà đòn Bình Định nổi tiếng nhất: Ngân hàng và Bảy Quéo.
Gà nòi Chợ Lách: Đặc điểm của giống gà này là có bộ lông rất óng mượt, ngực ưỡn về phía trước, lưng cong và có chân vuông. Sức đề kháng của gà tốt, ít khi mắc bệnh vặt, cúm. Gà Nòi Chợ Lách cũng có sức bền dẻo dai và có kỹ thuật chiến rất tốt.
Gà tre Tân Châu: Giống gà này có bộ lông sặc sỡ, đuôi dày và dài thướt tha. Gà tre Tân Châu được lai tạo bởi gà tre Nhật Bản và gà rừng Tân Châu. Chúng được vua, chúa Nhật Bản nuôi để làm kiểng. Sau đó chúng được du nhập vào Việt Nam theo các thương nhân Nhật Bản. Theo thời gian, ông cha ta đã thuần dưỡng và lai tạo lại để có được giống gà tre Tân Châu như ngày nay.
Chọn giống từ đời bố
Một con gà trống giống phải là một chú gà chiến có sức khỏe, thân hình cao lớn, sức dẻo dai và dáng đẹp. Chân của gà trống bố thanh, nhỏ và khô. Hàng vảy đi, vảy kiếm phải có cấu tạo rõ ràng và sắc nét.
Chọn giống từ đời mẹ
Gà trống bố chỉ quyết định được 30% thể trạng của con nhưng gà mái mẹ lại quyết định tới tận 70% di truyền đời con. Và muốn có giống gà con thật chất lượng thì việc lựa chọn gà mẹ phải là người có kỹ thuật cao. Việc chọn gà mái cần phải trải qua các phần theo quy tắc của cha ông truyền lại đó chính là:
Phần đầu: Những con gà mái sở hữu phần đầu nhỏ, thon dài và có thể bằng cổ thì rất tốt. Mỏ gà không được quá to hoặc quá nhỏ.
Phần mỏ chắc chắn, cân đối so với đầu của gà. Khóe miệng rộng, khi khép miệng thì có độ khít nhất định. Mũi gà to và cánh mũi hở. Mắt to, tinh nhanh, mắt sáng màu, có con ngươi nhỏ. Mồng dâu nhỏ và dựng đứng. Không được chọn gà có mồng dâu bị vẹo, mồng ngả sang hai bên.
Phần cổ: Cổ gà phải chắc chắn, cổ to cân xứng với thân. Có thể kiểm tra cổ bằng cách vuốt ngược từ dưới cần cổ lên nếu thấy xương liền và không rời, cổ đặc thì phù hợp. Lông phủ từ đầu đến hết phần cổ thì tốt. Lưu ý không chọn những con gà bị vẹo cổ.
Đối với phần mình của gà
Phần mình gà mái: Mình gà là phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình sinh nở về sau. Chính vì vậy, các bộ phận ở phần thân gà đều phải tuyển chọn rất kỹ lưỡng.
- Vai gà: Vai nở và to xếch. Khi kiểm tra thấy xương có kết cấu liền mạch, cứng cáp, thật chắc chắn.
- Ngực gà ưỡn ra ngoài, lườn sâu và không bị vẹo.
- Thân gà phải có phần vai nhỏ dần về phía sau. Thân gà giống hình cái bắp chuối.
- Cánh gà: Phải úp chặt lấy phần thân gà mái. Cánh phủ rộng gần hết phần lưng và phao câu của gà mái. Nên chọn những con gà mái có phần lông dày và cánh to.
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về giống gà nòi, gà chọi thuần chủng và cách phân biệt gà nòi và gà chọi thuần chủng qua đặc điểm hình dáng, kích thước và cách chọn gà bố mẹ để cho ra đời được giống gà chọi thuần chủng. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để trang bị cho các trận đá gà trực tiếp cùng chiến kế của mình từ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ.