Từ trước đến nay, nuôi gà chọi được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bác các chú rất hứng thú với bộ môn đá gà. Có rất nhiều hình thức nuôi gà chọi khác nhau, tùy vào điều kiện nuôi của mỗi người. Tuy nhiên để nuôi gà luôn khỏe mạnh thì cần phải biết đến các kĩ thuật nuôi cũng như cách làm chuồng cho gà ở sao cho khoa học. Một chiếc chuồng có thiết kế đẹp và hợp lý sẽ giúp gà có môi trường để phát triển khỏe mạnh. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn những cách làm chuồng gà chọi đơn giản với quy mô nhỏ.
Chuồng bằng bội đơn giản nhất
Có rất nhiều hình thức chuồng khác nhau, tùy người nuôi có thể lựa chọn để áp dụng cho phù hợp. Hình thức làm chuồng đơn giản nhất đó là nuôi trong bội.
Hiện nay, các loại bội có kích thước và được đan từ những chất liệu khác nhau. Đa số đều sử dụng bội bằng sắt, lưới đan. Tuy nhiên, một số nơi vẫn dùng bột đan bằng tre, nứa. Bội nuôi gà được bán ở rất nhiều nơi, dễ kiếm.
Về kích thước, cần chọn bội có chiều cao hơn đầu gà ít nhất 10cm để gà di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, vì kích thước chật hẹp nên bà con không nên nhốt gà quá lâu sẽ dễ dẫn đến cuồng chân và yếu sức nhé. Do đó, nếu nhốt bội thì ngày nên thả ra từ 4 – 5 lần để gà đi lại.

Hướng dẫn làm chuồng gà chọi với tre
Chuồng gà chọi bằng tre cũng rất phổ biến trong các trang trại gà có quy mô vừa và nhỏ. Với số lượng gà ít như ở các hộ gia đình, người nông dân sẽ tự dùng tre để đóng thành chuồng, có thể sử dụng chất liệu gỗ. Cách làm chuồng gà bằng tre như sau:
Nên xây dựng chuồng theo dạng hình chữ nhật với chiều dài từ 1,2 – 1,5m, chiều rộng dao động từ 0,7 – 0,8m. Khoảng cách giữa các tầng là 0,35 -0,4m. Chuồng cần có mái che bên trên, khung làm bằng tre hoặc gỗ. Nên được bao quanh bởi lưới để tránh chuột, rắn vào phá. Đây là loại chuồng có chi phí rẻ, dễ thực hiện.
Làm chuồng gà chọi bằng lưới đơn giản
Đối với những hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn; và với mục đích kinh doanh tiêu chuẩn thì chuồng gà bằng lưới là sự lựa chọn phù hợp nhất. Ưu điểm của chuồng là rộng rãi, thoáng mát, không bị hôi hám mà chi phí lại thấp.
Chuồng cần xây dựng ở nơi cao ráo, có mái che. Kích thước chuồng tùy thuộc vào số lượng gà, chia ngăn để gà ở từng ngăn riêng biệt, kích thước nên rộng để gà di chuyển. Đây là hình thức làm chuồng đem lại nhiều ưu điểm cho người chăn nuôi. Máng ăn, uống có thể đặt bên ngoài, giúp gà đút đầu ra ngoài, không đổ thức ăn, làm mất vệ sinh bên trong.

Những yếu tố cần lưu ý
- Thứ nhất, phải đảm bảo chuồng cách mặt đất ít nhất là 70cm. Tức là gà sẽ không bị ướt khi trời mưa, đồng thời chúng cũng có nhiều diệu tích di chuyển hơn. Cũng tránh được các loài nguy hiểm như rắn, cáo…
- Thứ hai, làm chuồng phải đảm bảo được hoạt động của chúng và cần thuận tiện để làm vệ sinh.
- Thứ ba, hệ thống chuồng trại mô hình lớn nhất thiết phải có hệ thống xông hơi, chắn gió đầy đủ. Đảm bảo cho gà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Thứ tư, khu vực nuôi nhốt phải đầy đủ ánh sáng. Làm mái chuồng cao ráo, hơi nghiêng,mái nhô ra bên ngoài, không để tinh trạng mưa hắt vào chuồng xảy ra.
- Thứ 5, bên cạnh chuồng nên cho một bãi chơi và luyện tập bằng đất cho gà. Hạn chế việc gà bị tổn thương do tiếp xúc với bê tông hay sắt quá lâu.
- Thứ 6, khoảng cách hai chuồng đối diện nên cách nhau ít nhất 2-3 thước.
Nhìn chung, làm chuồng gà phải đảm bảo yêu cầu về sự thoải mái. Ấm áp vào mua đông; thoáng mát vào mùa hè; không bị quá nắng hay mưa hắt. Gà trong chuồng cần có đủ không gian, tránh bị tù túng. Có như vậy mới đảm bảo gà sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh.