• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
Thứ Ba, Tháng Mười 3, 2023
Tin nóng Nông Nghiệp 24/7
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Chăn Nuôi
No Result
View All Result
Home Mô hình chuồng trại Chuồng trại gia cầm

Tổng hợp các kỹ thuật thiết kế chuồng ngỗng đạt chuẩn

Dương Hương by Dương Hương
21/10/2021
in Chuồng trại gia cầm, Mô hình chuồng trại
0
Thiết kế chuồng ngỗng
Một số kỹ thuật thiết kế chuồng ngỗng cho người chăn nuôi

Một số kỹ thuật thiết kế chuồng ngỗng cho người chăn nuôi

Những năm gần đây, ngỗng là một trong những loại gia cầm được nhiều người chăn nuôi ưa chuộng. Bởi chúng dễ nuôi, mau lớn và mang lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu chăn nuôi ngỗng cần phải biết một số quy định để đảm bảo an toàn. Đặc biệt là những kỹ thuật khi làm chuồng cho ngỗng để đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn một số kỹ thuật cần thiết để thiết kế chuồng ngỗng đạt chuẩn. Hãy cùng theo dõi để áp dụng hiệu quả nhất cho nhu cầu chăn nuôi của bạn.

Mục Lục

  • Các quy định về chuồng trại nuôi ngỗng
  • Xác định đúng mật độ chuồng nuôi
  • Các yêu cầu về nền chuồng nuôi ngỗng
  • Xây dựng sân chơi hợp lý cho ngỗng
  • Một số lưu ý khi thiết kế chuồng ngỗng

Các quy định về chuồng trại nuôi ngỗng

Căn cứ vào từng hình thức nuôi để thiết kế chuồng trại sao cho phù hợp, cụ thể:

– Ðối với phương thức chăn nuôi truyền thống trong nông hộ mang tính chất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp cần phải nuôi nhốt lại và làm chuồng nuôi độc lập với nhà ở.

– Ðối với chăn nuôi gia trại, trang trại theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp với quy mô vừa và lớn:

  • Cần phải xây dựng chuồng trại biệt lập với khu dân cư, cách xa khu đô thị, đường giao thông, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện.
  • Khu chăn nuôi phải có tường rào bao quanh, nên quy hoạch có vành đai an toàn.
  • không nuôi chung giữa các loại gia súc và gia cầm.
  • Xây dựng chuồng trại phải phù hợp cho từng giai đoạn của ngỗng: chuồng nuôi ngỗng con, chuồng nuôi ngỗng hậu bị, chuồng nuôi ngỗng sinh sản.
Chuồng ngỗng
Thiết kế chuồng ngỗng đạt chuẩn theo quy mô

Chuồng trại cho ngỗng phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Chuồng không bị mưa hắt, nắng không chiếu vào ổ đẻ. Có thể làm bằng lưới, tre, nứa, lá hoặc làm chuồng sàn trên ao hồ, trên bè (phải quây gọn). Làm chuồng tách biệt với nhà ở và khu dân cư đảm bảo cao ráo, sạch sẽ. Có hố sát trùng, hệ thống thoát nước và hố ga để xử lý nước thải. Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.

Xác định đúng mật độ chuồng nuôi

Trong bất cứ kỹ thuật nuôi con gia cầm nào thì hầu như chuồng trại luôn là yếu tố quan trọng. Chuồng trại cần thoáng đãng, có nhiều ánh sáng chiếu vào và sân đủ rộng để chúng bay nhảy. Căn cứ vào mật độ chuồng nuôi để thiết kế chuồng ngỗng đạt chuẩn hiệu quả. Cụ thể:

  • Trong 0-2 tuần: 10 – 15 con/m2.
  • Trong 2-4 tuần: 5 – 6 con/m2 trong chuồng, 6 – 8 con/m2 đối với chuồng có sân chơi, vườn cây…
  • Trong 5-8 tuần: 3 – 4 con/m2 trong chuồng, 5 – 6 con/m2 đối với chuồng có sân chơi, vườn cây…
  • Hậu bị: 3 con/m2 trong chuồng, 3 – 4 con/m2 đối với chuồng có sân chơi, vườn cây…
  • Sinh sản: 1 – 2 con/m2 trong chuồng, 2 – 3 con/m2 đối với chuồng có sân chơi, vườn cây…

Các yêu cầu về nền chuồng nuôi ngỗng

Nền chuồng có thể lát gạch, láng xi măng. Không được lát gạch hoa và đánh bóng, có thể làm nền bằng cát. Sử dụng chất độn chuồng là trấu, phôi bào hoặc rơm rạ băm nhỏ nhưng không bị hôi mốc. Chất độn chuồng trước khi sử dụng phải được phơi khô, tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên.

Ủ một ngày, sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng. Thường xuyên bổ sung thêm độn chuồng làm cho độn chuồng khô, chuồng ngỗng sinh sản độn chuồng dày 10 – 15cm. Các ô chuồng không nên làm quá rộng, ngăn thành ô tối đa 200 con ngỗng.

Xây dựng sân chơi hợp lý cho ngỗng

Diện tích sân chơi yêu cầu gấp 2 – 3 lần diện tích trong chuồng. Trường hợp nuôi khô hoàn toàn không có diện tích chăn thả thì sân chơi phải gấp 3 lần diện tích trong chuồng. Dọc sân chơi nên có cây bóng mát để chắn gió và che nắng. Nếu ngỗng nuôi trên khô thì song song với chuồng là máng uống nước có tấm ngăn tránh ngỗng vào bơi.

Sân chơi cho ngỗng
Xây dựng sân chơi đảm bảo vệ sinh và an toàn

Ngoài ra, nếu sử dụng mương bơi phải thường xuyên thay nước. Sân chơi bằng phẳng, không đọng nước. Có thể lát gạch hoặc bê tông. Ðối với nuôi thả trên vườn cây, nuôi trên ao phải quây ngỗng cho cố định không nên thả rông. Nuôi ngỗng nên có bãi cỏ hoặc trồng rau xanh cung cấp cho ngỗng.

Một số lưu ý khi thiết kế chuồng ngỗng

Chuẩn bị đầy đủ máng ăn máng uống cho ngỗng: Giai đoạn ngỗng con, có thể dùng máng tôn hoặc mẹt tre hoặc tấm nilon cho ngỗng ăn. Tốt nhất nên sử dụng máng ăn, máng uống bằng xây gạch và bê tông. Máng uống phải để hoặc xây ở ngoài sân chơi tránh ướt chuồng trại.

Chuẩn bị việc thắp sáng và sưởi ấm cho ngỗng giai đoạn nhỏ như bóng điện, chụp sưởi những nơi không có điện phải sử dụng đèn dầu hoặc bếp than… Lưu ý, nếu muốn sử dụng than hoặc trấu để sưởi cho ngỗng thì phải thiết kế lối thoát cho khói. Tránh ngỗng con bị ngạt bởi thiếu oxy và ngộ độc khí than.

Máng ăn, máng uống… phải được rửa sạch sau đó sát trùng trước khi nhập ngỗng về. Ðến giai đoạn sinh sản phải chuẩn bị ổ đẻ cho ngỗng. Ổ cho ngỗng đẻ có thể làm bằng gỗ kích thước 45x45x45cm, làm bằng sảo tre lót rơm rạ hoặc quấn tròn bằng rơm.

Trên đây là các quy định khi thiết kế chuồng ngỗng đạt chuẩn hiệu quả cho người chăn nuôi. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích khi chăn nuôi. Hẹn gặp lại!

Tags: chăn nuôi gia trạichăn nuôi truyền thốngChuồng trại cho ngỗng
Previous Post

Làm chuồng gà bằng sắt v lỗ mà ai cũng nên biết

Next Post

Kinh nghiệm làm chuồng trại nuôi vịt trời hiệu quả nhất

Dương Hương

Dương Hương

Next Post
Nuôi vịt trời

Kinh nghiệm làm chuồng trại nuôi vịt trời hiệu quả nhất

Please login to join discussion
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright by supritz.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright by supritz.com