Để giữ cho vịt khỏe mạnh đòi hỏi phải thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát ngay từ đầu. Và trong trường hợp vịt bị nhiễm bệnh, tiến hành điều trị thích hợp để giảm thiểu tỷ lệ chết và bệnh tật. Người chăm sóc phải siêng năng trong 3 lĩnh vực chính để vịt không bị nhiễm bệnh. Thiết lập và duy trì một chương trình an toàn sinh học nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh vào cơ sở nuôi vịt.
Điều này bao gồm việc cấm tiếp nhận bất kỳ nguồn tác nhân truyền nhiễm tiềm ẩn nào. Chẳng hạn như vịt sống, gà hoặc động vật khác. Trong trường hợp cần đưa vịt sống vào trang trại, vịt phải từ nguồn sạch bệnh. Và được kiểm dịch để theo dõi trước khi đưa vào trang trại. Phải từ chối sự xâm nhập nguồn có khả năng mang vật liệu lây nhiễm cho vịt. Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ cách phòng và trị bệnh nấm phổi trên vịt. Theo chân chúng tôi cùng đi sâu vào thông qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây ra nấm phổi trên vịt
Bệnh nấm phổi trên vịt là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi vịt, bệnh thường chẩn đoán nhầm với nguyên nhân bệnh do nhiễm khuẩn, dẫn đến điều trị sai, không có hiệu quả. Bệnh nấm phổi trên vịt do nấm Aspergillus gây ra, có nhiều loài, trong đó Aspergillus fumigatus là phổ biến. Bào tử nấm phát triển trên thức ăn (ngô, đậu nành, lúa,…) rơm rạ, chất độn chuồng. Bệnh thường xảy ra do chuồng trại kém thông thoáng, ẩm độ cao là điều kiện thích hợp để bệnh phát sinh. Bệnh xảy ra do vịt nuốt phải bào tử nấm, vào cơ thể gây ra những nốt hay những mảng trong phổi và các túi khí.
Triệu chứng nấm phổi trên vịt
– Bệnh thường xảy ra quá cấp tính hoặc cấp tính đối với vịt con. Đối với vịt con: thường ở thể quá cấp tính và cấp tính với triệu chứng kém ăn, thở thó, mũi chảy nước và tiêu chảy.
– Đối với vịt lớn: thường biểu hiện ở thể mãn tính, cơ thể suy yếu dần với triệu chứng thở khó, giảm ăn, khát nước.
Bệnh tích nấm phổi trên vịt
Phổi có những hạt giống như gạo cứng, bên ngoài có bao lớp dịch viêm màu hơi vàng. Ngoài ra nấm có thể phát triển ở các phần khác của cơ thể như: hốc mũi, các cơ quan nội tạng (gan, trung thất), trên cơ,… tạo nên những mảng bựa có bào tử như bụi mịn bên trên. Phổi bị nhiễm nấm Phần cơ nhiễm nấm với các mảng có bào tử mịn như bụi.
Phòng bệnh nấm phổi trên vịt
– Tránh sử dụng thức ăn bị ẩm mốc, chăn thả trên đồng quá cũ (lúa, rơm rạ bị nhiễm nấm).
– Chuồng trại giữ khô ráo, thông thoáng, thường xuyên thay chất độn chuồng.
– Định kỳ thực hiện tiêu độc sát trùng chuồng trại trung bình 02 lần/tuần.
– Dùng Nistatin – 56 phòng bệnh với liều 01 kg/tấn thức ăn.
Trị bệnh nấm phổi trên vịt
– Xử lý nguồn lây truyền bệnh là thức ăn hoặc chất độn chuồng có nhiễm nấm như: cắt thức ăn nghi ngờ bị nhiễm nấm, thay bằng thức ăn mới, thay chất độn chuồng.
– Tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của nấm: dùng NaHCO3 nghiền mịn pha nước cho vịt uống liều 01 viên/ 3-5 kg thể trọng.
– Dùng Iodine pha hàm lượng 1-2%o cho vịt uống.
– Dùng thuốc kháng nấm: Nystatin cho vịt uống, liều điều trị 03 ngày liên tục.
– Tiệu độc sát trùng chuồng trại: Iodine pha 15ml với 4 lít nước phun xịt chuồng trại.
– Tăng cường tiêu hóa, nâng sức đề kháng, giải độc cho vịt bằng cách dùng các chế phẩm sau: Gluco, Vitamin C
– Bổ sung thêm vitamin A vào khẩu phần thức ăn.
– Dung dịch CuSO4 1/2000 hoặc các thuốc kháng nấm như Nystatin, Mycostatin, Tricomycin… cho uống.