Gà đông tảo là một trong những giống gà quý hiếm ở Việt Nam. Chúng là giống gà to, dáng oai vệ, thân hình to lớn, da đỏ với đôi chân chắc khỏe. Trong cách nuôi dưỡng của gà đông tảo, chuồng trại gà đóng vai trò quan trọng quyết định đàn gà có thể phát triển khỏe mạnh và hạn chế dịch bệnh hay không. Người chăn nuôi cần phải luôn đảm bảo rằng chuồng nuôi không ẩm ướt. Và luôn sử dụng đèn chiếu sáng để giữ ấm cho chuồng trại và che những khu vực có thể có gió lùa. Đồng thời kết hợp khử trùng chuồng trại thường xuyên là cách duy nhất giúp tránh dịch bệnh và giảm thất thoát năng suất. Hãy cùng chúng tôi theo dõi cách vệ sinh chuồng nuôi gà đông tảo trong bài viết dưới đây ngay nhé.
Yêu cầu chung về công tác vệ sinh phòng bệnh cho gà đông tảo

Gà giống phải được mua từ các cơ sở giống có uy tín. Đàn gà mua về phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vac-xin phòng những bệnh phổ biến. Không được đưa các dụng cụ, vật dụng và thiết bị từ bên ngoài vào chuồng trại.
Cần phải thực hiện cách ly tốt bằng cách:
- Hạn chế tiếp xúc với bên ngoài
- Hạn chế tiếp khách và người chăn nuôi của trại khác
- Quản lý tốt nguồn nước, thức ăn chăn nuôi, không khí
- Quản lý về chất độn chuồng và phân, tốt nhất là đem ủ yếm khí.
- Sau mỗi lần xuất chuồng, cần vệ sinh và tẩy trùng toàn bộ trại.
Mỗi chuồng nuôi phải có sách ghi chép cẩn thận diễn biến hàng ngày của đàn gà như: số gà đầu kỳ, số gà chết, số gà loại thải, lượng thức ăn cung cấp, số trứng đẻ các loại,…
Những lưu ý khi vệ sinh chuồng trại gà đông tảo
Nắm bắt rõ nguyên tắc, quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi là việc làm đầu tiên nếu bạn muốn khống chế dịch bệnh; giúp tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gà đông tảo.
- Bạn phải luôn đảm bảo dọn sạch sẽ phân và các chất bẩn trong chuồng nuôi gà đông tảo; để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh có trong phân như vi khuẩn Salmonella.
- Sau khi đã làm sạch bề mặt chuồng, cần dùng thuốc để sát trùng; giúp chuồng trại được sạch sẽ
- Cuối cùng là làm khô hoàn toàn chuồng trại trước khi thả gà vào. Bởi vi khuẩn gây bệnh không thể sống và phát triển trong môi trường khô.
Quy trình vệ sinh chuồng nuôi gà đông tảo

Bước 1 – Làm sạch chất bẩn trước khi rửa: Hầu hết thuốc sát trùng không thể diệt khuẩn nếu dụng cụ không được sạch sẽ. Đất, trấu, rơm, máu,sữa, phân làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Vì vậy, trước khi sát trùng bạn cần dùng xẻng, chổi hoặc các dụng cụ để làm sạch các chất bẩn bám trên nền của chuồng, tường và trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi khác…
Bước 2 – Rửa sạch chất bẩn bằng nước: Sau khi đã làm sạch các vết bẩn bằng cơ học; bạn hãy rửa sạch chúng bằng nước. Nếu vết bẩn bám lâu ngày, bạn hãy ngâm nước từ 1 – 3 ngày trước khi rửa; có thể dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi để rửa những chỗ khó rửa.
Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy các vết bẩn: Bạn dùng nước xà phòng, thuốc tẩy rửa hoặc nước vôi 30% để phun, dội rửa nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi cho sạch.
Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng: Bạn dùng thuốc sát trùng liều lượng thích hợp. Nhớ kiểm tra độ pH của nguồn nước trước khi pha loãng; tránh dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Chỉ nên dùng nước có nhiệt độ vừa phải để pha loãng thuốc. Khi bạn tiến hành phun thuốc sát trùng; bạn nhớ mặc quần áo, đeo gang tay, khẩu trang bảo hộ vào.
Bước 5 – Để khô: Khi đã khử trùng bằng thuốc xong; bạn phải để khô dụng cụ và trang thiết bị 1-2 ngày trước khi cho gà đông tảo vào