Mô hình chăn nuôi thủy sản ngày càng được cải tiến nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng, gia tăng năng suất. So với nuôi các loại thủy hải sản riêng lẻ nhau thì việc kết hợp một số loài có đặc tính tương đương thì năng suất cao hơn nhiều. Nhiều người lo ngại những vật nuôi trong ao sẽ ăn thịt lẫn nhau nên dẫn đến thua lỗ. Bạn không cần phải lo lắng vì điều này, chỉ cần tìm những loài không phải thức ăn chính của nhau sẽ đảm bảo được an toàn. Tìm hiểu mô hình nuôi kết hợp cua và tôm trong ao hiệu quả cao và áp dụng để cải tiến mô hình chăn nuôi của mình nhé!
Mô hình nuôi cua trong đầm tôm
Đây là cách làm phổ biến tại nhiều huyện của Cà Mau. Mô hình được anh Hồng Văn Lâu ở ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân huyện Phú Tân nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vừa nghe đến tên mô hình nuôi cua trong đầm tôm, người ta sẽ nghĩ đến tình trạng cua ăn tôm. Nhưng theo tìm hiểu thực tiễn thì tôm thường chạy nhanh hơn cua nên tỷ lệ cua ăn tôm rất thấp.
Hơn nữa kết quả mô hình này khi thu hoạch cho thấy với tỉ lệ sống tôm sú là khoảng 50 – 60 % và tỷ lệ sống của cua là 50- 70 %. Đặc biệt giá trị kinh tế thu được cũng cao hơn so với nuôi tôm biển hoặc cua riêng lẻ. Cũng từ đó mà kỹ thuật nuôi cua biển cùng tôm đã được nhân rộng, ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Anh Lâu cho biết, sau khi nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả. Anh đã tận dụng các đầm hiện có cải tạo để nuôi cua. Với ao nuôi diện tích 1.700 m2, anh Lâu thả 2.000 con cua giống. Để hạn chế tình trạng cua bò sang những ao bên cạnh. Anh Lâu dùng lưới mành bao ví xung quanh đầm nuôi với chiều cao khoảng 1 m. Sau hơn 3 tháng thả nuôi, cua đạt trọng lượng từ 300 gam trở lên. Anh bắt đầu thu hoạch, thu lãi gần 70 triệu đồng. Qua 3 năm, mỗi năm anh thả nuôi 2 đợt, một đợt khoảng 2.000 con cua giống. Trung bình lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm.
Điều chỉnh dinh dưỡng cho tôm và cua biển
– Vài ngày đầu thì bạn cho cua biển ăn cá tươi hấp chín được tán nhuyễn. Sau đó trộn thức ăn viên của tôm với cá hấp. Với tỉ lệ cá hấp giảm dần và tăng dần cám viên.
– Khi đã bung vèo thì bạn thả cua biển ra ao tôm. Lúc này có thể cho cua ăn chung thức ăn viên với tôm được.
– Riêng cua bột mới thả thì ngày đầu không nên cho ăn bởi vì cua chưa khỏe hẳn. Có thể chờ tới sáng hôm sau mới cho ăn, tầm 400 –500 g cá hấp/ngày với 10.000 cua bột.
– Khoảng 1 tuần sau khi cua ương thì có thể thả cua ra ao cùng tôm sú. Sau đó bạn cũng sẽ chăm sóc cho cua ăn giống như cho tôm ăn. Lượng thức ăn dành cho cua chỉ cần tăng bằng 3 – 2 % lượng cua có ở trong ao là được.
Mô hình cho hiệu quả kinh tế cao
Chia sẻ về hiệu quả của mô hình, anh Lâu cho biết: “ Nếu so với mô hình nuôi tôm thì nuôi cua hiệu quả hơn, nhàn hơn. Với điều kiện thuận lợi là gần cửa biển, thức ăn cho cua rất nhiều. Nên anh mua cá phân để cho cua ăn với chi phí thấp. Mỗi ngày 3 kg, mỗi kg giá 6.000 đồng ”.
Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Thống Nhất cho biết: “Hiện tại, mô hình nuôi cua trong đầm tôm công nghiệp của anh Hồng Văn Lâu đang được nhiều hộ dân tham quan, học tập. Anh luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho bà con giúp nhân rộng mô hình. Góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”.