Đối với những ai nuôi gà đá thì một trong những yếu tố quan trọng bên cạnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập đó là chuồng ở cho gà. Một môi trường ở tốt, sạch sẽ, thoáng khí là điều kiện nền tảng giúp các chú gà chiến có thể phát huy tốt năng lực. Hiện tại có khá nhiều mô hình chuồng dành cho gà đá khác nhau, mỗi loại thì lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Duy nhất có điểm chung là đều dễ làm và có thể tự thực hiện tại nhà. Với mỗi kiểu chuồng thì lại có những yêu cầu về mặt kĩ thuật, và những yêu cầu đó là gì thì cùng tìm hiểu qua bài viết sau của chúng tôi nhé.
Yêu cầu về chuồng gà đá bằng tre
Tre là vật liệu dễ kiếm, từ xưa đã được sử dụng để xây nhà, làm chuồng trại cho gia cầm rất hữu dụng. Chuồng gà đá bằng tre có rất nhiều ưu điểm: nhẹ, thoáng mát, dễ làm, đơn giản, chi phí không cao.
Chọn tre để làm chuồng: Nên chọn những cây tre vừa phải, không quá non vì tre non yếu, khả năng chịu lực không cao dễ bị gãy, cũng không nên chọn tre quá già vì sẽ nhiều đốt, cây không thẳng gây khó khăn khi làm chuồng.
Kích thước chuồng: Đối với gà đá, thì kích thước chiều dài khoảng 3m-4m, rộng 2m-3m, cao từ 1m-1,5m là phù hợp cho gà vận động.
Khoảng cách giữa các thanh tre: Tùy thuộc gà đá bạn nuôi to hay nhỏ để thiết kế khoảng cách cho vừa, tránh gà bị lọt chân khi đi trong chuồng, khoảng cách đối với gà to trưởng thành khoảng 1,2cm-1,5cm, gà nhỏ từ 0,8cm-1cm. Tuy nhiên không nên bố trí khít quá, để phân gà có thể lọt xuống khay không làm bẩn chuồng.
Mái che của chuồng: Có thể tận dụng lá tre để lợp mái, rất mát và nhẹ.
Che chắn chuồng: Chuồng bằng tre có nhược điểm là không kín, nên khi mùa đông tới hoặc trời mưa gió sẽ không chắn được. Do vậy các sư kê cần lưu ý dùng nilon hoặc vỏ bao để che chắn xung quanh, tránh nắng, tránh mưa gió và không khí lạnh.

Lưu ý khi làm chuồng gà bằng sắt
Nên sử dụng các tấm sắt đan với nhiều thanh sắt nhỏ, tròn và nhẹ, nên chọn loại ít gỉ hoặc thép không gỉ. Sau đó cố định lại các tấm thành chuồng; xung quanh chuồng có thể dùng lưới dày để bao xung quanh. Nền của chuồng nên để cao hơn mặt đất. Phần mái có thể lợp lá hoặc một số nguyên liệu dễ kiếm.
Lưu ý: vì chuồng sắt khá nhẹ và khó cố định nên cần buộc chắc chắn. Tránh trường hợp gà đá ở trong chuồng chạy nhiều sẽ bị đổ chuồng.
Yêu cầu khi làm chuồng gà đá bằng bê tông
Chuồng gà đá bằng bê tông là loại vững chãi nhất; và khá phổ biến vì ưu điểm là che chắn tốt, chắc chắn và bền. Có thể xây bằng gạch kiên cố, trát vôi vữa, kết hợp với cửa có thể bằng sắt, gỗ, tre hay lưới tùy ý. Chuồng gà đá bằng bê tông dễ vệ sinh hơn và an toàn hơn cho gà. Thuận lợi trong quản lý về dịch bệnh, môi trường. Kiểm soát và điều chỉnh được những yếu tố như: hệ thống gió, nhiệt độ, độ ẩm. Giảm thiểu được những rủi ro cho gà gây ra bởi biến đổi khí hậu và thời tiết.
Một số yêu cầu khi làm chuồng gà đá bằng bê tông như sau. Nền chuồng: Không trơn, dễ thoát nước, khô dáo dễ làm vệ sinh và tiêu độc. Mái chuồng: Có kết cấu 1 hoặc 2 mái, có thể làm bằng mái tôn lạnh. Không bị dột, nát đảm bảo che nắng mưa cho gà. Tường chuồng: Có thể xây bằng gạch/lưới thép và phải có hệ thống bạt rèm che.

Lưu ý về mái chuồng cần được thiết kế cách nhiệt tốt. Có thể làm giảm nhiệt độ trong chuồng từ 3-5 độ C vào ngày nắng nóng. Vật liệu cách mái: Có thể lựa chọn mái tôn hoặc mái pro ximăng. Tốt nhất nên làm bằng tôn lạnh, tôn cách nhiệt không dột nát, cách nóng tốt giữ thân nhiệt ổn định. Nếu làm bằng tôn thường, lợp tấm xi măng thì cần trải thêm bạt cách nhiệt ở dưới.
Những lưu ý khác khi bắt đầu làm chuồng
- Chọn vị trí làm chuồng: Nên chọn vị trí có bóng cây, khô ráo. Không nên làm giữa chỗ thường xuyên có nắng gắt. Cũng không nên chọn nơi quá ẩm ướt, tối tăm. Vì sẽ tạo điều kiện vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh cho gà.
- Chọn hướng cửa chuồng: Hướng đông nam hoặc hướng nam là phù hợp nhất. Hướng này ánh nắng không chiếu thẳng trực tiếp vào nên chuồng gà sẽ được mát và thông thoáng.
- Nên làm chuồng cao hơn mặt đất một chút, để thông thoáng cho chuồng, sạch sẽ hơn.
- Chuồng gà cần chắc chắn: Vì đặc tính của gà đá là chiến đấu dũng mãnh, nên chuồng gà đá cũng cần có độ chắc chắn cần thiết để gà có không gian sinh sống đủ rộng.
- Vệ sinh chuồng: Cần được kiểm tra và vệ sinh, khử trùng thường xuyên từ khi mới làm chuồng. Để đảm bảo phòng được các bệnh cho gà.
Với những hướng dẫn cụ thể về cách làm chuồng gà đá chuẩn đẹp, mong rằng các sư kê sẽ có những “ngôi nhà” phù hợp nhất, đẹp nhất cho chiến kê của mình