Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) xảy ra khi gà và gà tây bị nhiễm do Mycoplasma gallisosystemum. Sau đó vi khuẩn gây ra những tổn thương lớn cho hệ hô hấp của gà. Mycoplasma gallisosystemum lây lan qua trứng, lây truyền trong không khí và các con đường gián tiếp hoặc cơ học như đưa những con gia cầm bị nhiễm bệnh vào một đàn hiện có, hoặc qua các thùng vận chuyển gia cầm. Gallisectsum có thể cư trú trong một đàn với ít dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của nó cho đến khi bầy hoặc các cá thể trong đó bị căng thẳng đến mức có dấu hiệu của bệnh đường hô hấp.
Các dấu hiệu của CRD là hắt hơi, ho và các dấu hiệu suy hô hấp khác. Khi nghi ngờ, hãy quan sát gà từ xa để hiểu các triệu chứng vì gà thường không có dấu hiệu bệnh sau khi bị bắt. Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà. Theo chân chúng tôi cùng đi sâu thông qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà
Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (hay còn gọi là CRD – Chronic Respiratory Disease) do Mycoplasma gallisepticum gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng. Bệnh xảy ra ở tất cả các mùa quanh năm, nhưng đặc biệt xuất hiện và phát triển mạnh vào mùa mưa rét. Hoặc thời tiết nóng ẩm đầu năm và bị phát lại khi sức đề kháng, sức khỏe của gà suy giảm. Do điều kiện thời tiết hoặc do điều kiện chăn nuôi kém.
Nguyên nhân
Ngoài ra do gà khoẻ tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh. Bệnh có thể gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do giảm khả năng tăng trưởng và năng suất trứng. Thời gian nung bệnh thường từ 6 – 10 ngày. Mức độ bệnh thay đổi khác nhau. Tuy nhiên gà nuôi theo hướng công nghiệp thì tỷ lệ bệnh cao hơn gà được nuôi theo nông hộ, nhỏ lẻ.
Triệu chứng
Triệu chứng CRD có thể tiến triển một cách chậm chạp trong đàn. Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện trên đường hô hấp kéo dài nhiều tuần. Như ho, hắt hơi, dịch tiết từ mũi và mắt, khó thở. Ngoài ra khả năng sinh sản của gà bệnh kém, tăng trưởng chậm, còi cọc. Điều đáng chú ý là mũi, xoang mũi, khí quản của gà bệnh thường sưng phồng lên. Túi khí thường dầy và mờ đục, có thể chứa nhớt và dịch tiết như pho mát.
Phòng bệnh
– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng cách loại bỏ tất cả các chất thải và chất lót chuồng. Đồng thời tiến hành sát trùng chuồng trại bằng một trong các thuốc sát trùng. Như Vimekon (10gr pha với 2 lít nước); Vime – Iodine (15ml pha với 4 lít nước) ngay khi chuồng đang có gà.
– Vệ sinh, sát trùng trứng và máy ấp trước và sau khi ấp để phòng bệnh truyền qua trứng.
– Do vi sinh vật rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất là 3 ngày ngoài môi trường, vì thế chúng ta thành lập quy trình và hệ thống chăn nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào – cùng ra” để loại mầm bệnh ra khỏi môi trường chăn nuôi.
– Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày).
– Sử dụng kháng sinh để trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD: 1g thuốc trộn với 1 lít nước uống hoặc 0,5kg thức ăn; EST: 1g trộn với 0,5 lít nước uống hoặc 0,3 kg thức ăn; Genta – Tylo: 1g thuốc trộn với 1 lít nước uống hoặc 0,5kg thức ăn; Vimenro: 1g pha 0,3 lít nước cho 3 – 4 con gà
– Cân bằng tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho gia cầm bằng các chế phẩm. Như Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD…
Điều trị
– Kháng sinh trộn: sử dụng các loại thuốc trên với liều trị bệnh gấp đôi liều phòng.
– Kháng sinh tiêm: Có thể sử dụng một trong các loại thuốc tiêm sau: Tylenro 5+5: 1ml/3 – 5kg thể trọng, ngày 1 lần, tiêm bắp liên tục 3 – 5 ngày; Tylovet: 1ml/3 – 5 kg thể trọng, kết hợp Septryl 240 (1ml/7kg thể trọng) ngày 1 lần, tiêm bắp liên tục 3 – 5 ngày.
– Hỗ trợ điều trị bằng cách tiêm: Vime Liptyl: 1ml/10kg thể trọng; Vime Canlamin: 1ml/5kg thể trọng.