Quả thật để tự làm ra một chiếc chuồng gà chọi đúng kĩ thuật không phải điều dễ dàng. Có rất nhiều điều cần phải lưu ý như về kích thước, kết cấu, nền, lựa chọn loại chuồng sao cho phù hợp quy mô. Đối với lượng gà chọi có quy mô nhiều thì người ta thường nghĩ tới hai kiểu chuồng là chuồng dọc và chuồng ngang. Ngoài ra còn có một kiểu chuồng nữa là kết hợp giữa cả hai loại này. Vậy thì với mỗi kiểu chuồng thì cần quan tâm đến những tiêu chuẩn gì, và ưu nhược điểm của mỗi loại chuồng như thế nào sẽ được tổng hợp trong bài viết sau của chúng tôi.
Một số yêu cầu trước khi làm chuồng tiêu chuẩn
Việc đầu tiên trước khi xây chuồng gà chọi chiến thì anh em phải biết được diện tích đất của mình có bao nhiêu. Từ đó mới lên phương án xây chuồng hợp lý được. Có 2 cách làm chuồng gà chọi chiến mà anh em hay sử dụng nhất là loại chuồng dọc và chuồng ngang. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm khác nhau nên anh em tham khảo; để chọn cho mình một mẫu chuồng phù hợp nhất nhé!
Về cơ bản chuồng gà chọi chiến cần phải rộng rãi, cao ráo để gà đi qua đi lại và vỗ cánh thong thả. Như vậy gà mới không bị tù túng. Kích thước chuồng nuôi gà chọi phải từ 2-4 mét vuông. Và có chiều cao khoảng một mét trở lên. Tùy thuộc vào diện tích mà bạn định nuôi gà, nền chuồng phải bằng phẳng. Làm bằng đất nện cứng hoặc được láng qua bằng xi măng. Sau đó chúng ta đổ cát dày khoảng 12 – 20cm để gà đi lại cho êm chân.
Mái chuồng cần phải rốc hơi nghiêng để tránh nước đọng. Và một điều đặc biệt quan trọng nữa là anh em cần phải chọn hướng cho chuồng gà. Để tránh gió độc và có ánh nắng xói vào thì càng tốt. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, khi xây chuồng gà, nên tránh đặt chuồng xây về hướng đông. Vì đây là hướng kị với gia súc, gia cầm, làm ăn, nuôi nấng sẽ không thuận lợi.

Các loại chuồng theo đúng tiêu chuẩn
Chuồng gà chọi loại chuồng dọc
Ưu điểm của mẫu chuồng này là vừa có thể làm chuồng nuôi, kết hợp làm chuồng chạy tập lực cho gà rất tốt. Nhược điểm là tốn diện tích vì yêu cầu kích thước lý tưởng của loại chuồng này là dài 3m, rộng 1m và cao 1m đến 1.5m.
Tiêu chuẩn chuồng ngang cho gà
Ưu điểm của mẫu này là anh em có thể xây lên 2 tầng để tiết kiệm diện tích mặt bằng mà vẫn đảm bảo được đúng tiêu chuẩn nuôi gà chiến với kích thuốc dài 1.5m đến 2m, sâu 1m và cao 1m-1.5m, tất nhiên nếu có nhiều diện tích anh em có thể làm kích thước lớn hơn thì càng tốt. Nhược điểm của loại chuồng này là anh em cần phải làm thêm hệ thống lồng chạy, ít nhất là 2 chuồng dọc để cho gà chạy lồng tập lực.
Chuồng gà chọi kiểu kết hợp
Đây là mẫu chuồng gà chọi chiến mình thấy hợp lý nhất. Vừa tiết kiệm diện tích lại đạt hiệu năng cao. Bên trong anh em có thể xây một dãy chuồng ngang 2 tầng, bên ngoài là hệ thống chuồng dọc để cho gà chạy lồng tập lực. Ban ngày cho gà ra chuồng dọc để tập lực, ban đêm cho vào chuồng ngang để gà ngủ vừa ấm, lại không bị gió. Ngoài ra tùy thuộc vào kinh tế, địa hình và diện tích đất hiện có mà anh em có thể chọn cho mình một mẫu chuồng thích hợp nhất.

Các bước làm chuồng gà đúng kĩ thuật
Bước 1: Xác định số lượng gà. Đối với mỗi chú gà, bạn sẽ cần một khu vực có diện tích ít nhất 30 – 50 cm. Để giữ cho nó khỏi bị chật chội. Chúng ta cần có một diện tích lý tưởng cho chuồng gà. Đôi khi cần xây lớn hơn một chút so với diện tích mà chúng ta đã tính toán.
Bước 2: Thiết kế chuồng gà. Thiết kế cấu tạo, mô hình chuồng gà như thế nào là một bước quan trọng. Hãy nhớ rằng, bạn đang xây dựng một ngôi nhà cho gà của bạn và giữ cho chúng an toàn và thoải mái.
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu và các công cụ. Sau khi lập bản vẽ chuồng gà, chúng ta bắt đầu thu thập tất cả các nguyên liệu và công cụ bạn cần thiết; để bắt đầu xây dựng chuồng của bạn. Hãy tính toán chính xác để bạn có thể ước tính số vật liệu bạn sẽ cần để xây dựng chuồng gà của bạn.
Bước 4: Bắt tay vào xây dựng chuồng gà. Bây giờ bạn có mọi thứ bạn cần, đã đến lúc bắt đầu xây dựng! Thực hiện theo quy trình từng bước dựa trên kế hoạch bạn đã thực hiện. Đo đạc sau đó cắt gỗ rồi đóng đinh. Cuối cùng, xây dựng cửa ra vào, cửa sổ và mái của chuồng gà.