Nhiều người xây chuồng gà sẽ tự làm luôn cả máng ăn cho gà. Những con chim này được nuôi để lấy trứng và thịt gà tươi. Trước khi nuôi gà, bạn cần trang bị chuồng gà đúng cách. Để làm điều này, bạn phải tự tạo máng ăn cho gà. Trước khi bạn bắt đầu tạo một máy cung cấp thức ăn cho gà thịt, bạn cần phải làm quen với các yêu cầu thiết kế cơ bản. Hình dạng của hộp vệ sinh nơi đặt thức ăn phải đảm bảo rằng gà mái sẽ không trèo lên đó. Điều này được thực hiện để ngăn phân và các mảnh vụn xâm nhập vào thức ăn. Các chuyên gia khuyên bạn nên xây dựng các cấu trúc dễ làm sạch.
Nhiều người chăn nuôi gia cầm lắp đặt các cấu trúc bể lớn trong nhà của họ. Tuy nhiên, các pallet phổ biến nhất được làm bằng gỗ hoặc nhựa bền. Một lưới sắt được gắn trên đầu của sản phẩm để tránh thức ăn bị giẫm lên bởi gà. Một trong những ưu điểm của hộp đựng khay là tính linh hoạt của chúng, vì chúng thích hợp cho các loại thực phẩm khô và nhão. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và tham khảo cách xây dựng máng ăn cho gà thịt hiệu quả qua bài viết sau đây nhé!
Các bước chuẩn bị chăn nuôi gà
Xây dựng chuồng trại chăn nuôi
Quy mô chuồng tùy theo diện tích đất của trang trại hoặc hộ gia đình:
- Đối với các trang trại chăn nuôi lớn: Chiều dài trên dưới 80m, chiều ngang 7 – 12m, chiều cao trên dưới 5m (từ nền đến lóc).
- Đối với hộ chăn nuôi nhỏ: Chiều dài 20 – 30m, chiều rộng 4 – 5m hoặc tận dụng sửa nhà kho, chuồng lợn (không dùng đến) làm chuồng nuôi gà.
- Đảm bảo khu đất cao ráo, thoáng mát, xa khu dân cư.
- Xung quanh chuồng và trang trại có hệ thống cống rãnh để tiêu nước nhanh.
- Xây chuồng hướng về hướng Nam, Đông Nam có nhiều gió và ánh nắng. Đảm bảo ấm vào mùa đồng và mát vào mùa hè.
Dụng cụ thiết bị chăn nuôi
- Chuẩn bị thiết bị vận chuyển thức ăn nếu chuồng thoáng. Thì dùng xe đầy để chở thức ăn từ kho chế biến hoặc dự trữ thức ăn đến gian kho ở mỗi chuồng.
- Thiết lập dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi: Máy băm cỏ, Máy nghiền ngô, Máy trộn công nghiệp, Máy ép cám viên…
- Một số dụng cụ đồ bảo hộ: Bộ đồ bảo vệ, hệ thống phun nước rửa chuồng, bình phun thuốc sát trùng, bình đong (chia độ) pha thuốc, dụng cụ làm vệ sinh, ổ đẻ cho chuồng gà….
- Lắp đặt máng ăn – máng uống: Máng ăn được làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa, lắp đặt chạy dọc chuồng ở phía trước (thông thường máng uống ở dưới còn máng ăn ở trên).
Xây lắp máng ăn – máng uống
Lắp máng ăn cho gà
- Giai đoạn gà mới đẻ (1 – 3 ngày tuổi) bà con rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. Đặt máng ăn trực tiếp trên nền để gà dễ dùng.
- Khi gà từ 4 – 14 ngày tuổi cho chúng ăn bằng máng ăn cho gà con.
- Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
- Nhưng khi gà lớn thì đặt máng ăn cao hơn. Để tránh hiện tượng gà bởi thức ăn và thải phân vào thức ăn.
- Bắt đầu gà giò trở nên treo máng ăn có độ cao ngang với vai con gà . Để gà tiếp nhận thức ăn bà không bới được ra ngoài.
Lắp máng uống cho gà
- Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn.
- Thay nước sạch cho gà 2 – 3 lần/ngày, tất cả các máng đều được vệ sinh và khử trùng. Trước khi sử dụng cho gà.
- Điều chỉnh áp lực để có thể tạo ra giọt nước nhìn thấy ở mỗi núm mà không chảy nhỏ giọt xuống.
Cách tự làm máng ăn – máng uống cho gà đơn giản tại nhà
Cách làm máng cho gà ăn
Máng ăn cho gà bằng ống nhựa
Dùng ống nước nhựa, đục các lỗ tròn theo thân ống. Gà sẽ mổ cám trong các lỗ đó. Dạng máng này vừa đơn giản mà hạn chế được gà bởi hạn chế rơi vãi.
Máng ăn cho gà bằng chai nhựa
Loại máng này giúp tiết kiệm thời gian cho ăn. Vì khi gà ăn hết thức ăn sẽ tự động rơi xuống đổ đầy máng. Phù hợp với những hộ chăn nuôi số lượng ít. Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị vỏ 2 chai nhựa, một chai để nguyên còn chai thứ 2 cắt tạo lỗ đầu vào cuối chai. Để tạo cửa cho gà lấy thức ăn, và 1 lỗ trên thân chai. Sao cho vừa với miệng chai thứ 1.
- Đổ đầy thức ăn vào chai thứ 1, đặt chai thứ 2 nằm ngang. Úp ngược chai thứ 1 vào giữa chai thứ 2 cố định 2 chai với nhau bằng dây kẽm. Cám sẽ tự động rơi xuống phần chai nằm ngang bên dưới.
Cách làm máng cho gà uống nước
Cách làm máng uống bằng ống nhựa
- Sử dụng ống nước loại phi 21 và phi 49 ( tùy ý) để làm hệ thống.
- Đục lỗ ở nắp chai cho vừa ống phi 21, dùng băng keo để cố định nước không bị rỉ. Lưu ý, không bịt lỗ ở nắp chai.
- Phần nối bên dưới có thể dùng ống chữ T để làm 2 bên hoặc dùng ống chữ L để làm máng dài.
- Dùng keo nhựa để nối các ống lại với nhau, quấn thêm băng keo ống nước nếu ống bị rỉ.
- Dùng vật nhọn tạo khe uống nước cho gà, chỉ cần vừa đủ cho gà uống.
Máng ăn cho gà bằng chai nhựa
Có 2 cách cho bà con khi làm máng nước bằng chi nhựa:
- Nếu dùng chai bé: Bạn đục mỗi lỗ nhỏ khoảng 0.3 – 0.4 cm ở phía cuối thân chai. Gắn cố định đáy bình vào máng.
- Nếu dùng chai lớn: Đục ở phần đầu của chai nước, dốc ngược chai nước. Treo cố định thân chai sao cho lỗ thoát nước thấp hơn miệng của máng.
Lưu ý khi làm và sử dụng máng ăn cho gà tự chế
- Nên tính toán kỹ diện tích, không gian, mật độ. Để có thể phân bổ số lượng máng phù hợp với trang trại.
- Vì gà có tập tính hay bám đậu trên cao nên các mối phải cố định chắc chắn.
- Nên đặt các máng ở góc để tạo không gian sinh hoạt cho gà và tránh làm đổ máng.
- Thường xuyên vệ sinh lau chùi máng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Trung bình mỗi máng cách nhau 2.5 mét tùy mô hình chuồng trại. Mà chúng ta sắp xếp cho hợp lý, và với 500 con gà bà con có thể lắp 5 – 7 máng. Tức khoảng 70 – 100 con/ máng. Vì khi chúng ta cung cấp đủ nước cho gà thì chúng sẽ không chen lấn xô đẩy để uống nước nữa.
Lời kết
Là vật nuôi có tập tính vừa ăn vừa bới cho nên con người không thể thay đổi tập tính này. Mà chỉ có thể hạn chế không cho chúng bới tung. Hạn chế rơi vãi gây lãng phí thức ăn bằng cách làm máng ăn cho gà.