Bệnh bạch cầu (bệnh gan to, bệnh khối u nội tạng) là một bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới được đặc trưng bởi sự hình thành các khối u ở các cơ quan khác nhau của cơ thể. Bệnh máu trắng (Leucosis), còn được gọi là bệnh bạch cầu Lymphoid-Leucosis, là một bệnh truyền nhiễm ở gà do vi rút Leuco gây ra. Là một loại virus thuộc họ Retroviridae, ARN virus. Leuco virus thuộc giống Alpharetrovirus, nhóm virus này được chia thành 5 nhóm theo kháng nguyên bề mặt: A, B, C, D và J. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin các bệnh ở gà qua bài viết sau.
Bệnh máu trắng cùng cách phòng trị hiệu quả trên gà
Bệnh máu trắng (Leucosis) còn gọi là bệnh Lymphoid-Leucosis là căn bệnh truyền nhiễm ở gà gây bởi leuco virus. Bệnh chỉ phát trên gà từ 4-6 tháng tuổi làm giảm đẻ, nhợt nhạt và có các khối u màu trắng . Virus Leuco truyền bệnh qua trứng là chủ yếu. Virus từ gà mẹ truyền qua trứng tới gà con và vẫn lây truyền trong đàn gà con từ con bị bệnh sang con khỏe.
Virus leucosis được chia 5 nhóm dựa vào kháng nguyên bề mặt. A, B, C, D và J. Nhóm J được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới là virus cường độc gây u tủy và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Tất cả các nhóm gây bệnh đều có biểu hiện ung thư. Gây bệnh tích là các u trên nội tạng.
Gà là vật chủ tự nhiên của tất cả các nhóm Leuco gây bệnh. Ngoài ra người ta còn tìm thấy virus trên gà lôi, chim cút, gà gô. Virus khá mẫn cảm với các chất sát trùng thông thường vì vậy ta có thể kiểm soát bệnh bằng các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt. Chưa có ghi nhận nào cho thấy con trống có vai trò trong việc lây truyền virus Leuco.
Cơ chế gây bệnh máu trắng
Khi xâm nhập vào cơ thể gà. Virus nhân lên nhanh chóng. Nó tấn công vào các tế bào limpho đồng thời tấn công vào túi fabricius, gây hiện tượng giảm miễn dịch và hình thành các khối u. Trong nhiều trường hợp gà mắc bệnh không hình thành khối u và không gây chết nhưng gà giảm khả năng sinh sản và tăng trưởng. Gây thiệt hại lớn về kinh tế và là động vật mang trùng bài thải mầm bệnh ra môi trường.
Bệnh leucosis là bệnh nguy hiểm do virus tác động vào hệ thống bạch huyết, túi fabricius. Giai đoạn đầu khoảng 4 – 8 tuần sau khi mắc bệnh túi fabricius sưng to, sau đó teo nhỏ lại. Các khối u chỉ có thể thấy khi gà lớn hơn14 tuần tuổi.
Triệu chứng và bệnh tích của gà mắc bệnh máu trắng
Mầm bệnh xâm nhập vào túi Fabricius cho đến khi gà lớn trưởng thành, lúc đó túi Fabricius bị teo lại. Mào gà xoăn lại nhợt nhạt, da mặt và những chỗ nhìn thấy da có màu nhợt nhạt, gà thiếu máu xanh xao, máu loãng chậm đông, bạch cầu tăng sinh nhiều trong máu, tỷ lệ đẻ giảm. Gà bỏ ăn hoặc ăn ít, các khối u màu trắng trong phủ tạng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Tỷ lệ chết gà bệnh từ 20-40%.
Chẩn đoán bệnh máu trắng
Dựa vào việc phát hiện các khối u ở gan, thận, quả tối hoặc các tổ chức khác. Cần phân biệt với bệnh Marek cũng có nhiều khối u, nhưng bệnh Marek phát triển ở gà con và cả gà lớn. Còn bệnh máu trắng chỉ phát bệnh ở gà từ 4-6 tháng tuổi.
Phòng bệnh máu trắng ở gà
Cần chọn những dòng gà có khả năng đề kháng với bệnh, an toàn bệnh để bệnh không truyền qua trứng. Thường xuyên sát trùng chuồng trại bằng Chloramim T 0,2% phun xịt một tuần một lần, phun xịt trong vòng 10 phút.
Trị bệnh máu trắng trên gà
Bệnh này do virus gây ra vì vậy không có thuốc đặc trị. Cần dùng thuốc bồi dưỡng cơ thể đặc biệt là Vitamine C. Dùng thuốc Hanminvit-Super đối với gà thịt: 1g pha vào 1 lít nước uống dùng từ 5-7 ngày. Gà đẻ dùng 0,5 g pha vào 1 lít nước uống trong 5-7 ngày.
Vitamine C 0,5-1 ml tiêm bắp, ngày 1 lần dùng liên tục 3 ngày. Vitamycin 1 gói cho 4,5 kg trọng lượng cơ thể, trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Dùng trong 4 ngày liên tục. Multivit-Fort 1 ml cho 2-3 kg trọng lượng, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da dùng từ 2-3 ngày. ADE 0,1 ml/con tiêm bắp, ngày 1 lần dùng trong 3 ngày liền.
Đây là căn bệnh rất khó điều trị nhưng gà lớn từ 4 – 6 tháng tuổi mới hay mắc phải. Khi mổ khám phát hiện các khối u màu trắng phải điều trị ngay.
Kết luận
Bệnh do virus gây nên, do đó không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cần thực hiện kiểm soát bằng an toàn sinh học. Đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, thực hiện trống chuồng sau mỗi lứa nuôi. Vệ sinh, khử trùng chuồng trại và dụng cụ, thiết bị chăn nuôi. Mua gà giống từ cơ sở chăn nuôi an toàn.
Tăng cường vệ sinh trong ấp nở trứng gà, không ấp nở trứng của đàn gà bị bệnh; vệ sinh, khử trùng máy ấp nở và dụng cụ ấp nở. Phát hiện sớm đàn gà mắc bệnh để cách ly và xử lý kịp thời. Hạn chế phát tán lây lan mầm bệnh. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho đàn gà.