• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
Thứ Ba, Tháng Mười 3, 2023
Tin nóng Nông Nghiệp 24/7
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Chăn Nuôi
No Result
View All Result
Home Thú y Phương pháp phòng bệnh

Bật mí phương pháp phòng bệnh thương hàn vịt cho bà con tham khảo

Tuyết Lan by Tuyết Lan
20/10/2021
in Phương pháp phòng bệnh, Thú y
0
Bật mí phương pháp phòng bệnh thương hàn vịt cho bà con tham khảo
Bật mí phương pháp phòng bệnh thương hàn vịt cho bà con tham khảo

Bật mí phương pháp phòng bệnh thương hàn vịt cho bà con tham khảo

Một khi đã quyết định chăn nuôi gia cầm thì người dân buộc phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn trong lĩnh vực này. Bởi việc chăm sóc và nuôi dưỡng cả một đàn vịt với số lượng lớn hay nhỏ cũng rất khó khăn. Đặc biệt là phải luôn tìm cách phòng ngừa và điều trị bệnh. Trong số đó thì bệnh thương hàn vịt là một trong những căn bệnh phổ biến nhất mà vịt thường hay gặp phải. Căn bệnh này thường xảy ra từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau cho nên khi phòng và điều trị bệnh cũng không hề dễ dàng gì. Ngay bây giờ, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin trong cách phòng ngừa bệnh để tránh gặp phải những tình huống không tốt sau này cho đàn vịt của mình bạn nha.

Mục Lục

  • Vì sao vịt con thường dễ mắc bệnh thương hàn hơn?
  • Bệnh thương hàn vịt có nguồn truyền lây từ đâu?
  • Cơ chế lây bệnh thương hàn ở vịt con, vịt trưởng thành
  • Nhận biết bệnh thương hàn vịt qua các dấu hiệu sau
  • Bệnh tích và chẩn đoán bệnh thương hàn ở vịt
  • Phương pháp phòng ngừa bệnh thương hàn ở vịt
  • Vịt mắc bệnh cần điều trị như thế nào?
  • Lời kết

Vì sao vịt con thường dễ mắc bệnh thương hàn hơn?

Ở vịt con thường mắc thương hàn do 2 chủng S. pullorum và S. gallinarum (chủng này thường gây bệnh cho vịt tư 1-14 ngày tuổi). Một số chủng khác như S. anatum( thường gây chết đột ngột ở vịt con) và S. enteritis( thường gây bệnh màng tim, gan gây chết từ 20-30%). Hoặc nguyên nhân là do sức đề kháng. Trong môi trường tự nhiên tồn tại được 1 tuần; trong phân được 2 tháng; vi khuẩn kém bền với nhiệt 50℃/ 1 giờ, 100℃/ 5phút; dễ tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường như phenol 5%, HCl 1/500,…

Vì sao vịt con thường dễ mắc bệnh thương hàn hơn?
Ở vịt con thường mắc thương hàn do 2 chủng S. pullorum và S. gallinarum

Bệnh thương hàn vịt có nguồn truyền lây từ đâu?

Xét về dịch tễ học thương hàn vịt: Loài mắc bệnh này là tất cả giống vịt đều có thể mắc bệnh thương hàn. Lứa tuổi mắc bệnh nằm ở mọi lứa tuổi, thường gặp và mẫn cảm nhất là vịt 5-14 ngày tuổi. Mùa vụ gây bệnh là quanh năm. Bệnh này có nguồn truyền lây chẳng hạn như lây dọc là được lây từ mẹ sang con. Và lây ngang là lây qua thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, lò ấp( lây truyền qua trứng ở những quả vỏ dơ), có thể truyền qua hô hấp.

Cơ chế lây bệnh thương hàn ở vịt con, vịt trưởng thành

Ở vịt con là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa đặc biệt là van hồi manh tràng và manh tràng. Vi khuẩn bám dính ở đầu lông nhung của các tế bào biểu mô, dẫn đến những biến đổi bệnh lý ảnh hưởng đến tiết dịch tiêu hóa và chất điện giải. Quá trình làm cho tế bào bị chết và tiêu chảy. Ở lứa vịt tuổi trưởng thành. Vi khuẩn ký sinh sẵn ở niêm mạc đường tiêu hóa gặp điều kiện thuận lợi( các biến đổi làm cho sức đề kháng của con vật giảm) gây bệnh.

Nhận biết bệnh thương hàn vịt qua các dấu hiệu sau

Vịt con( bạch lỵ): Tỷ lệ trứng ung, phôi chết, trứng không nở cao. Vịt con lây nhiễm từ vịt mẹ bị bệnh, lò ấp: Tỷ lệ phôi chết cao, vịt con chết nhiều ở 1-2 tuần đầu sau khi nở. Vịt bị tiêu chảy, phân lỏng, có bọt khí. Phân dính, bết. Viêm kết mạc mắt. Vịt ủ rũ, xã cánh, lông dựng ngược. Đứng riêng hoặc tụ tập thành đàn riêng lẻ, đứng gần đèn sưởi, chỗ ấm. Xác gầy, lòng đỏ không tiêu. Chân lạnh (ở cả đàn vịt con và trưởng thành). Trước khi chết có các triệu chứng thần kinh: ngoẹo đầu, co giật.

Nhận biết bệnh thương hàn vịt qua các dấu hiệu sau
Vịt nhiễm thương hàn thường ủ rũ, xã cánh, lông dựng ngược

Vịt lớn (thương hàn): Vịt ủ rũ, bỏ ăn, xã cánh, đứng riêng lẻ, phân dính lông, bết. Viêm kết mạc mắt có mủ, vừa mở vừa nhắm. Phân lúc đầu loãng sau phân trắng lẫn máu hoặc loãng hơi vàng. Một số trường hợp kế phát có triệu chứng như viêm khớp, ho hen khò khè. Vịt lớn trên 45 ngày thường mắc ở thể mạn tính

Bệnh tích và chẩn đoán bệnh thương hàn ở vịt

Gan sưng, rìa gan dầy lên, phủ fibrin, có nốt hoạt tử trắng. Túi mật căng. Niêm mạc dạ dày tuyến sưng, phủ chất nhầy. Ruột xuất huyết tràn lan Vịt lớn thuồng tích nước xoang bụng, xơ gan, viêm túi mật, viêm buồng trứng hoặc thoái hóa, ống dẫn trứng bị vỡ và tích lại. Trứng đẻ ra dị dạng, méo mó, có màu xám chì, lục nhạt, nâu

Chẩn đoán bệnh Thương hàn vịt: Dựa vào dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích. Chẳng hạn như gặp phải chân lạnh, tiêu chảy mạnh, lòng đỏ không tiêu. Phân lập giám định trong phòng thí nghiệm. Huyết thanh học: ELISA, phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính. Nuôi cấy phân lập.

Phương pháp phòng ngừa bệnh thương hàn ở vịt

Phòng bệnh thương hàn cho vịt bằng cách chăm sóc vịt thật cẩn thận. Cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, thực hiện đúng quy trình úm. Không nuôi mật độ quá đông và không nuôi lẫn 2 đàn khác nhau. Định kỳ thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng trại, ao hồ, thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, lò ấp. Vệ sinh sát trùng vỏ trứng trước khi đưa vào lò ấp để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh qua trứng. Trộn phòng kháng sinh định kỳ( đây là cách phòng hiệu quả và kinh tế).

Phương pháp phòng ngừa bệnh thương hàn ở vịt
Định kỳ thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Đặc biệt là phải nhập giống ở những cơ sở giống uy tín. Đàn bố mẹ sạch bệnh đảm bảo chất lượng con giống. Nâng cao sức đề kháng bằng thức ăn, nước uống sạch, đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi ấm áp, thoáng mát. Không cho ăn thức ăn tự nhiên quá sớm.

Vịt mắc bệnh cần điều trị như thế nào?

Sử dụng một trong những dòng kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn như: Florfenicol, Doxycycline, Enrofloxacin,.. pha lẫn vào nước hoặc thức ăn liên tục 3-4 ngày. Bổ sung điện giải, giải độc, VTM, khoáng để tăng cường sức đề kháng cho đàn vịt. Để phòng, tránh bệnh Thương hàn vịt thì bà con nên đặc biệt chú ý đến công tác nhập, chọn nguồn cung cấp con giống. Chỉ nhập nguồn con giống khỏe mạnh, bố mẹ sạch bệnh từ các cơ sở uy tín, nguồn gốc rõ ràng.

Lời kết

Nuôi vịt đã khó nhưng tìm cách để và chăm sóc vịt bệnh lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Vì thế, bà con cần nên thủ sẵn những biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Tránh cho vịt mắc bệnh lại càng gây khó khăn hơn. Khiến cho vịt giảm đẻ trứng, thậm chí vịt sẽ chết làm tốn kém và hao phí thời gian lẫn tiền bạc cho người chăn nuôi này.

Tags: Bệnh thương hàngia cầmvịt
Previous Post

Làm thế nào để ngừa bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm ở vịt?

Next Post

Giữ ấm chuồng trại giúp phòng bệnh vào mùa lạnh cho gà Đông Tảo

Tuyết Lan

Tuyết Lan

Next Post
Giữ ấm chuồng trại giúp phòng bệnh vào mùa lạnh cho gà Đông Tảo

Giữ ấm chuồng trại giúp phòng bệnh vào mùa lạnh cho gà Đông Tảo

Please login to join discussion
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright by supritz.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright by supritz.com