Bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi là một trong những căn bệnh hay gặp nhất và nó có tỉ lệ tử vong rất cao. Đây được xem là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính. Nguồn lây nhiễm của căn bệnh này chính là những con gà bị bệnh ở xung quanh. Những con gà này chứa những virus gây bệnh ở trong máu, phổi và ở trong chất tiết từ đường hô hấp. Vì thế muốn giảm tải sự phát tán của căn bệnh này bạn nên tách riêng bầy gà bị bệnh với những bầy gà khác để tránh phát tán virus lây bệnh. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này ở gà chọi nhé.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi là bệnh gì?
Bệnh tụ huyết trùng ở gà hay còn gọi là bệnh toi gà. Là một căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ lây lan và chết cao như căn bệnh Newcastle ở gà. Tên khoa học của căn bệnh này là Avian Pasteurellosis, Fowl Cholera. Thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà có hay không, đã có vacxin tụ huyết trùng gà hay chưa; có phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà nào hiệu quả?
Bà con chăn nuôi gia cầm hãy bổ sung cho mình thêm kiến thức về căn bệnh tụ huyết trùng; nhằm phòng ngừa ngay từ đầu để không ảnh hưởng kinh tế của bà con nhé.
Nguyên nhân bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thường xuất hiện trên các loại gia cầm. Nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây nên. Bệnh tụ huyết trùng ở gà có thể phát sinh ở gà ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh thường có diễn biến bệnh nhanh, gây chết gia cầm hàng loạt.
Triệu chứng xuất hiện khi gà bị bệnh
Có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”; cho nên phải hiểu rõ được triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà mới có thể nhanh chóng tìm biện pháp chữa trị thích hợp. Căn bệnh này xuất hiện chủ yếu 3 trạng thái:
- Rất cấp tính: Gà bị bệnh xâm nhập thường chết rất nhanh, quan sát không kịp triệu chứng. Chỉ thấy chúng đứng ủ rũ rồi lăn ra chết sau 1 đến 2 tiếng.
- Cấp tính: Gà biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, nhiệt độ cao lên đến 43 độ; cánh sã, nằm không cử động, nước ở miệng và mũi chảy nhiều; phân có màu trắng, xanh hoặc đỏ tươi. Gà khó thở, thở gấp, mào chuyển sang tím sậm.
- Mãn tính: Gà gầy còm, các khớp sưng tấy, mào gà và tích gà bị sưng. Khi đi ngoài bị tiêu chảy kéo dài, phân có màu vàng kèm chất nhớt.
Các bệnh tích khi giải phẫu gà chết
Bệnh tích khi giải phẫu gà bị cấp tính
- Dấu hiệu xuất huyết nội tạng, như: phổi, tim, ruột rất rõ ràng.
- Gan của gà bị sưng to, có các nột hoại tử trên gan.
- Nang noãn của buồng trứng nhão ra, mềm hơn bình thường, có thể bị vỡ và chảy vào ổ bụng. Các nang noãn chưa trưởng thành thì bị xung huyết.
Bệnh tích khi giải phẫu gà bị mãn tính
- Máu tụ ở phổi có màu nâu sẫm, dịch nhầy xuất hiện ở khí quản có sủi bọt màu hồng.
- Phúc mạc của gà bị viêm và ống dẫn trứng phình to có màu vàng nhạt
- Nếu bị viêm não hoặc tủy sẽ làm vẹo cần cổ.
- Ở niêm mạc của ruột bị tụ máu
- Các khớp của gà sưng to, trong bao khớp có xuất hiện dịch nhầy đục, xám.
Loại vi khuẩn nào gây bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi ?
Pasteurella multocida là loại vị khuẩn gây ra căn bệnh tụ huyết trùng; chúng lây nhiễm theo con đường trực tiếp tiếp xúc, đường tiêu hóa và hô hấp. Bệnh này xảy ra tất cả ở các giai đoạn, nhưng chủ yếu ở gà từ 1 tháng tuổi trở đi. Đây cũng là một căn bệnh gà đá thường hay gặp.
Phòng ngừa – điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà như thế nào hiệu quả?
Trị bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi
Việc điều trị bệnh tụ huyết trùng có thể sử dụng các loại kháng sinh dùng cho bệnh bạch lỵ, nhiễm khuẩn E. Coli.
- Flumequin-20: 20ml/ 100kg P/ngày cho gà dùng ba ngày
- Flumex-30: 15ml/ 100kg P/ngày cho gà dùng ba ngày
- Norflox-10: 25ml/ 100kg P/ngày cho gà dùng ba ngày
- Enro-10: 25ml/ 100kg P/ngày cho gà dùng ba ngày
- T. Colivit: 20g/ 100kg P/ngày cho gà dùng ba ngày
- T. Avimycin: 20g/ 100kg P/ngày cho gà dùng ba ngày
- T. Flox. C: 20g/ 100kg P/ngày cho gà dùng ba ngày
- T. Umgiaca: 20g/ 100kg P/ngày cho gà dùng ba ngày
Ngoài ra còn phải bổ sung thêm chất điện giải, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho gà.
Phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà
- Dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại, đảm bảo về độ thoáng mát; khử trùng chuồng trại thường xuyên.
- Bổ sung chất để tăng sức đề kháng cho gà.
- Phun thuốc khử trùng định kỳ, đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống sạch sẽ.
- Tiêm vacxin theo hướng dẫn; đúng lịch chích ngừa của cơ quan thú y.
- Khi gầy đàn gà mới nên nuôi nhốt chúng riêng với bầy cũ. Việc này nhằm để chủ gà tiện theo dõi tình trạng của gà mới; nếu có bệnh thì có thể xử lý kịp thời.
- Cần nuôi cách nhau khoảng nửa tháng giữa bầy cũ và bầy mới.
Căn bệnh tụ huyết trùng ở gà có tỉ lệ gây chết cao, dễ lây nhiễm diện rộng nếu không có biện pháp phòng trị hiệu quả và sớm nhất. Bệnh dịch này có thể càn quét hết cả đàn gà của bạn nếu như dịch bệnh không được khống chế và kiểm soát tốt.
Với một vài thông tin về căn bệnh tụ huyết trùng ở gà cũng như cách điều trị và phòng tránh; Gà Chọi Việt mong muốn gửi tới bà con vài kinh nghiệm do chúng tôi đúc kết được. Chúc bà con thành công.